Vượt qua Mỹ, Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của tôm Việt Nam
Nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Israel Hiệp định FTA giữa Việt Nam-Israel khi được ký kết trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng mang đến những thách thức mới khi tiếp cận thị trường này. |
Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu gạo vào thị trường Indonesia Sau khi chính thức công bố nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2023, vào sáng ngày 07/03/2023, Chính phủ Indonesia đã cấp giấy phép nhập khẩu cho Cơ quan Hậu cần quốc gia (Tập đoàn Bulog) triển khai mua dự trữ gạo trong năm nay. |
Kim ngạch xuất khẩu tôm quy1 1/2023 đạt 600 triệu USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. |
Nhu cầu mua tôm của thị trường Nhật Bản vẫn ổn định
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VSAEP), trong tháng 3/2023, xuất khẩu tôm đạt 265 triệu USD, giảm 33% so với tháng 3/2022.
Trong tháng này, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính giảm 2 con số; trong đó, xuất sang Nhật Bản, Hàn Quốc giảm xung quanh mức 20%, sang Mỹ, EU, Trung Quốc giảm sâu hơn khoảng 40%.
Lũy kế quý 1/2023, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 600 triệu USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.
6 thị trường xuất khẩu tôm quý 1/2023 nhiều nhất lần lượt là: Nhật Bản đạt 105 triệu USD, giảm 29%; Mỹ đạt 104 triệu USD, giảm 46%; EU đạt 89 triệu USD, giảm 44%; Hàn Quốc đạt 78 triệu USD, giảm 25%; Trung Quốc đạt 73 triệu USD, giảm 31% và cuối cùng là Úc đạt 48 triệu USD, giảm 31%.
Nguồn VASEP
Trao đổi với chúng tôi, bà Kim Thu, Chuyên viên phân tích thị trường tôm VASEP cho biết, Nhật Bản là thị trường mua tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17,6%. Mặc dù quý 1/2023, kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản giảm 2 con số nhưng 3 quý còn lại trong năm nay nhu cầu mua tôm của thị trường này được đánh giá vẫn ổn định, nhờ tình hình lạm phát không quá căng thẳng, tỷ suất lợi nhuận ở Nhật Bản tốt hơn do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao, nên được nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo bà Thu, việc lạm phát tăng kỷ lục, sức mua giảm, tồn kho từ năm 2022 còn cao làm giảm nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ, khiến kim ngạch khẩu tôm sang thị trường này trong quý 1/2023 chỉ đạt hơn 104 triệu USD, giảm 46% so với cùng kỳ và tụt xuống vị trí thứ hai sau Nhật Bản.
Dẫn số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, bà Thu cho biết, 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Việt Nam đạt 6.322 tấn, trị giá 66 triệu USD, giảm 44% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá trung bình nhập khẩu giảm 1 USD/ kg so với cùng kỳ năm ngoái, từ 11,4 USD/kg xuống 10,4 USD/kg.
“Tình hình mua tôm Việt Nam của các nhà nhập khẩu Mỹ phụ thuộc nhiều vào lượng hàng tồn kho hiện tại. Nếu tình hình tích cực, nhu cầu có thể phục hồi sau quý 2 năm nay”, bà Kim Thu nói.
Thị trường tôm sẽ ấm lên trong quý 2 với xu hướng giá bán thấp
Trong năm 2023, ngành tôm sẽ phải đối mặt với thách thức từ lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng sức tiêu thụ của các thị trường lớn. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh trực tiếp với nguồn tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo VASEP, nhu cầu mua tôm của các nước dự kiến phục hồi từ quý 2 trong xu hướng giá bán thấp hơn năm 2022. Do đó, doanh nghiệp cần tối ưu chi phí, tập trung phát triển giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, chuyển hướng xuất khẩu sản phẩm đặc thù quốc gia như tôm-rừng, tôm-lúa, chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm để đáp ứng nhu cầu từng phân khúc thị trường, chuẩn bị nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất để bắt nhịp khi nhu cầu tôm trên thị trường thế giới phục hồi.
“Để đạt được mục tiêu diện tích đạt 750.000 ha, sản lượng tôm các loại hơn 1 triệu tấn và phấn đấu kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 4,3 tỷ USD trong năm 2023, ngành tôm rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành và sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong chuỗi giá trị”, bà Kim Thu nói.
Theo TS. Hồ Quốc Lực, Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN, kim ngạch xuất khẩu tôm quý 1/2023 giảm gần 40% nhưng khó khăn vẫn còn đó và các công ty làm hàng xuất khẩu sẽ phải đối mặt vì kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi.
Theo ông Lực, trước khó khăn trên, các doanh nhân ngành tôm đang tất bật chen chân các hội chợ thủy sản lớn trên thế giới, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dù nhỏ nhất. Song sách lược cạnh tranh không chỉ chăm lo giảm giá thành mà còn phải tập trung đáp ứng đòi hỏi xu thế người tiêu dùng, nỗ lực tạo ra những mặt hàng mới ngon hơn, thơm hơn, tiện ích hơn…
“Về lâu dài cần trông chờ vào tầm nhìn chiến lược, tuy nhiên, trước mắt cần có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, thiết thực từ Chính phủ và cơ quan liên quan. Riêng các mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm nên chung tay, chia sẻ ngọt bùi và hết lòng nỗ lực vượt qua khó khăn”, Chủ tịch HĐQT FIMEX nói.
Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước nhập khẩu, xuất khẩu của Lào Việt Nam đứng thứ 3 trong số các thị trường xuất khẩu của Lào với tổng giá trị khoảng 65 triệu USD và cũng đứng thứ 3 trong số các quốc gia mà Lào nhập khẩu với tổng giá trị khoảng 21 triệu USD. |
Vượt qua Mỹ, Trung Quốc là khách mua hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam Trung Quốc tăng nhập hồ tiêu Việt Nam trở lại ngay sau khi mở cửa và trở thành thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, chiếm 25% tổng lượng tiêu xuất khẩu và tăng 760,1% so với cùng kỳ năm ngoái. |