Việt kiều hiến kế phát triển vi mạch bán dẫn - Bài 1: Thời cơ
Rất nhiều bà con mong được góp công, góp sức, tiền và trí truệ, tâm huyết để cùng đất nước phát triển lĩnh vực này.
Thời cơ có “một không hai”
GS Đặng Lương Mô, Việt kiều Nhật Bản cho biết, với thông tin của ông, Việt Nam đã có 4 lần bước vào ngành chế tạo bán dẫn nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên đều chưa thành công.
Lần thứ nhất, là dự án Z181 của GS Trần Đại Nghĩa khoảng những năm 1977-1978. Khi đó có nhà nước đầu tư, nhưng không có nhà trường (đại học để đào tạo nhân lực) và nhà sản xuất (kể cả những công nghiệp phụ trợ) tham gia. Lần thứ hai, là dự án CMEF (Center for MicroElectronics Fabrication) do giáo sư chủ xướng. Khi đó có nhà trường (Đại học Bách khoa TP.HCM) tham gia, có nhà đầu tư (Nhật Bản), nhưng không cũng không thành. Lần thứ ba là chương trình phát triển công nghệ bán dẫn vi mạch TP.HCM từ năm 2012-2020 (năm 2017 nâng lên thành Chương trình quốc gia giao cho TP.HCM quản lý). Khi đó có nhà nước (địa phương: TP.HCM), có Nhà trường (Đại học Quốc gia TP.HCM) nhưng không có nhà đầu tư vào cuộc. Cả ba đều dở dang. Lần thứ 4 là dự án Minimal Fab (Xưởng Cực tiểu) cũng do giáo sư chủ xướng, đã ký được Bản Ghi nhớ chuyển giao công nghệ với Nhật Bản, nhưng lần này là do chính đơn vị chịu trách nhiệm phía Việt Nam đã “bỏ ngang”! Lần thứ năm này, Việt Nam có đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để bước vào ngành vi mạnh bán dẫn. Đó là sự vào cuộc của nhà nước, nhà trường, nhà sản xuất.
GS Đặng Lương Mô (ở giữa) cùng với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Nguyên Phó Thủ Tướng Trương Hoà Bình tại lễ ra mắt Trung tâm Thiết kế Điện tử Vi mạch tại Khu Công nghệ cao TPHCM. Ảnh: NVCC |
GS Đặng Lương Mô cho biết, thời cơ đến, Việt Nam cần phải triển khai đồng bộ. Nhà nước nên chủ động xây dựng ra một kế hoạch tổng thể cho sự phát triển bán dẫn vi mạch.
Đang làm việc tại Viện Vi điện tử A*STAR (Singapore), nhưng TS Đỗ Anh Tuấn luôn theo dõi tin tức về ngành bán dẫn của Việt Nam. Anh cho biết, Việt Nam nổi lên là một lựa chọn hàng đầu cho các công ty trong lĩnh vực thiết kế vi mạnh vì có nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là nguồn kỹ sư tốt nghiệp từ các ngành liên quan đến điện, điện tử, tự động hóa và công nghệ thông tin nhưng chi phí nhân lực chưa quá cao.
“Điều đáng mừng là hiện nay đã có rất nhiều công ty về thiết kế vi mạch đã có mặt ở Việt Nam như: Intel, Qualcomm, Infineon, Microchip, Rénesas, Synopsys. Việt Nam cũng có những công ty bắt đầu thiết kế vi mạch như Vietel, FPT Semiconductor, VNchip. Nếu chúng ta có hệ thống chính sách và chiến lược đầu tư hợp lý, Việt Nam có thể chiếm vai trò quan trọng trong khu vực về thiết kế vi mạch trong 5-10 năm tới”, TS Đỗ Anh Tuấn chia sẻ.
Đông đảo kiều bào trong ngành bán dẫn
GS Đặng Lương Mô cho biết, thông tin mà ông nắm được thì hiện tại ở Silicon Valley (Mỹ) có 50.000 người Việt làm trong lĩnh vực công nghệ, trong đó có một số lượng đáng kể làm về vi mạch bán dẫn. Họ là những người có kinh nghiệm 20-30 năm và các quan hệ trong các công ty công nghệ lớn trên thế giới.
Là Tiến sỹ công nghệ vật liệu bán dẫn tại Nhật Bản, anh Huỳnh Tấn Minh Triết cho rằng ngoài: các chuyên viên nghiên cứu phát triển vật liệu bán dẫn tại các trường đại học, viện nghiên cứu tại Nhật, các kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn trong các doanh nghiệp, Việt Nam còn có lực lượng người Việt làkỹ sư xuất khẩu lao động. Những kỹ sư này đứng trong dây chuyền sản xuất, kỹ sư bảo trì, vận hành máy móc trang thiết bị bán dẫn tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Sau khi các kỹ sư này hết thời hạn hợp đồng, đây là nguồn lực đáng kỳ vọng để vận hành nền công nghiệp bán dẫn nước nhà.
Bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt – Đài cho biết, từ năm 2016, tỉnh Đồng Tháp ký kết hợp tác với huyện Tân Trúc, Đài Loan (Trung Quốc) theo thoả thuận đưa 800 sinh viên của tỉnh sang Đài Loan đào tạo theo nhu cầu của các nhà đầu tư Đài Loan vào Việt Nam, nhất là những khối ngành kỹ thuật công nghệ cao. Hiện nay, đã có hàng trăm sinh viên đã hoàn thành chương trình học và đang làm việc tại Đài Loan. Đây sẽ là một lực lượng nhân lực cho ngành bán dẫn Việt Nam.
Một sản phẩm của ngành công nghiệp bán dẫn. |
Trở về
Ông Nguyễn Thanh Yên, Quản trị viên Cộng đồng Vi mạch Việt Nam cho biết hiện có khoảng hàngnghìn kỹ sư làm trong lĩnh vực thiết kế vi mạch trong nước và ở nước ngoài. Trình độ kỹ sư Việt Nam càng tiến bộ, các kỹ sư của Việt Nam đang được các công ty ở Singapore, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ… săn đón cho các vị trí công việc dài hạn. Họ là những người có từ 10-20 năm kinh nghiệm làm ở các công ty lớn trên thế giới. Thời gian gần đây, đã có nhiều kỹ sư gốc Việt trở về nước làm việc.
Với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn vi mạch thế giới, anh Đinh Văn Dũng (Việt kiều Mỹ) đã trở về nước làm việc cho một công ty vi mạch bán dẫn Hàn Quốc có trụ sở tại Hà Nội. Anh Dũng cho biết, khi các con trưởng thành, anh và vợ đã quyết định về Việt Nam làm việc.
Trong khi đó, sau 5 năm làm việc tại Nhật Bản, anh Huỳnh Tấn Minh Triết, mong muốn được trở về nước làm việc. Tuy nhiên, hiện tại chuyên ngành ngành vật liệu bán dẫn của anh tại Việt Nam vẫnchưa nhiều, nên anh đang đợi cơ hội trở về Việt Nam để góp phần phát triển ngành vi mạch Việt Nam.