Tháo gỡ khó khăn trong điều kiền “bình thường mới” là điều cốt lõi để giữ chân doanh nghiệp FDI
Đông Phong 02/11/2021 10:00 | Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa nhất quán trong quản lý của các địa phương
Tại báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) cho thấy, có 2 yếu tố đang ảnh hưởng mạnh nhất đến sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp là hạn chế về mặt vận tải, cung ứng và thị trường.
Trao đổi với báo chí, ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham), nhìn nhận nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn đang gặp khó khăn trong việc đi lại, làm việc giữa Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
![]() |
Một trong những vướng mắc lớn của các doanh nghiệp FDI là vấn để vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh. |
Theo ông Hong Sun, việc đi - về phải cách ly dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có kết quả âm tính sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. Phong tỏa, giãn cách xã hội nên triển khai ở mức độ phù hợp với tình hình dịch của từng vùng, từng địa phương, tránh tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.
"Dù Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu không siết quá mức việc đi lại giữa các tỉnh, thành nhưng một số địa phương vẫn áp dụng, không chỉ gây bất lợi cho môi trường đầu tư, hoạt động của doanh nghiệp FDI mà cả người dân”, ông Hong Sun nói.
Đồng quan điểu với lãnh đạo KoCham, ông Jonathan Moreno, Tổng Giám đốc Công ty Diversatek Việt Nam chia sẻ: “Trong thời gian thực hiện nhiều biên pháp cứng rắn để phòng chống COVID-19, chúng tôi phải chi gấp đôi số tiền để sản xuất ra 50% sản lượng”.
Ông Moreno cho biết thêm, trong bối cảnh đó, nhiều công ty không hề sản xuất mà chỉ làm việc để đảm bảo tinh thần cho nhân viên khi họ phải ở lại công ty. Đến khi xã hội dần quay lại với điều kiện “bình thường mới”, doanh nghiệp của ông nói riêng và các doanh nghiệp FDI của Mĩ nói chung cũng rất khó để trở lại sản xuất bình thường khi việc đi lại giữa các địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
Cần có định hướng rõ ràng để doanh nghiệp FDI trờ lại sản xuất
So sánh với vấn đề kiểm soát tại một số quốc gia như Hàn Quốc, ông Hong Sun kiến nghị có chính sách rút ngắn thời gian cách ly đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, có kết quả âm tính để tạo điều kiện cho chuyên gia, người nước ngoài ở các nước nhập cảnh sớm trở lại Việt Nam làm việc".
Theo ông Moreno, việc thiết lúc này là nối lại lưu thông hàng hóa giữa các địa phương là điều hết sức cần thiết trong lúc này. Cơ quan quản lý cần đưa ra chính sách rõ ràng, nhất quán để việc vận chuyển hàng hóa đi lại giữa các địa phương được thông suốt.
Ông Merono cho rằng, nếu làm được như vậy, Việt Nam vẫn là điểm đến có nhiều lợi thế để giữ được dòng vốn ngoại. Các doanh nghiệp của Mỹ vẫn sẽ đánh giá môi trường đầu tư của Việt Nam tích cực trong thời gian tới.
![]() |
Để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất cần có những giải pháp rõ ràng, nhất quán. |
Trong một công văn gửi UBND tỉnh Đồng Nai, ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham, kiến nghị có các biện pháp linh động hơn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhà máy có thể phục hồi sản xuất, kinh doanh trong thời gian sớm nhất có thể. Trong đó, kiến nghị cắt giảm yêu cầu về xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe trong luân chuyển công nhân tại các khu công nghiệp để có thể nhanh chóng phục hồi sản xuất. Bãi bỏ các hạn chế để giao thông được thuận lợi giữa các tỉnh - thành, trong đó công nhân, nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp có thể đi lại 2 chiều giữa Đồng Nai và các khu vực lân cận nhằm bảo đảm sản xuất, kinh doanh…
Chủ tịch EuroCham Alain Cany cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm lưu thông của hàng hóa; đi lại thuận tiện hơn cho người lao động. Đồng thờ, rút ngắn thời gian cho các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia đã tiêm vaccine trở lại Việt Nam làm việc; bảo đảm các nhà máy và công ty có thể hoạt động trở lại càng sớm càng tốt… để duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo vệ sinh kế.
"Đặc biệt, cần đẩy nhanh quy trình cho phép lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài, chuyên gia và gia đình của họ trở lại Việt Nam. Thủ tục hiện tại vừa mất nhiều thời gian, vừa gây ra nhiều khó khăn, đồng thời là rào cản đáng kể đối với hoạt động thương mại và đầu tư - vốn là yếu tố cần thiết để đạt được tăng trưởng kinh tế sau đại dịch" - ông Alain Cany góp ý.



Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch COVID-19:
Đáng chú ý
Tăng ni và nhà hảo tâm Việt Nam ủng hộ Sri Lanka vượt qua khủng hoảng

Bài viết mới
Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022: Doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng thành phố phát triển

Vingroup trao 48 tỷ đồng học bổng du học thạc sĩ, tiến sĩ KHCN 2022, thành lập Mạng lưới Học giả trẻVingroup toàn cầu

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.