Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
19:17 | 19/05/2021 GMT+7

Siết chặt phòng tuyến chống dịch Covid-19 trên biên giới Tây Nguyên

aa
Tuyến biên giới Tây Nguyên đi qua địa bàn 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đăk Nông có tổng chiều dài hơn 593km, trong đó đường biên giới Việt Nam - Lào dài hơn 154km, còn lại là biên giới Việt Nam - Camphuchia. Ngay sau khi tình hình dịch Covid-19 tại 2 quốc gia láng giềng diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4-2021 đến nay, một hệ thống phòng dịch quy mô chưa từng thấy trên biên giới các tỉnh Tây Nguyên đã được kích hoạt và đi vào vận hành ở cường độ cao nhất…
Nậm Pồ (Điện Biên): Huyện nghèo biên giới gồng mình chống dịch Covid-19 Nậm Pồ (Điện Biên): Huyện nghèo biên giới gồng mình chống dịch Covid-19
Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trên quần đảo Trường Sa Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trên quần đảo Trường Sa
Điện Biên: Hỗ trợ lực lượng biên giới Lào phòng, chống dịch covid – 19 Điện Biên: Hỗ trợ lực lượng biên giới Lào phòng, chống dịch covid – 19

Xe chuyên dụng trang bị loa công suất lớn của BĐBP Đắk Lắk đi khắp các địa bàn biên giới để tuyên truyền về bầu cử và phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Thái Kim Nga

Tăng dày tuyến đầu, tạo “nắm đấm” từ tuyến hai

Nếu ví cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 trên địa bàn biên giới Tây Nguyên hiện nay như trận cầu đỉnh cao thì chúng ta đang chọn lối đá “tấn công tổng lực” bằng cách tăng dày hàng tiền đạo và tạo ra lớp phòng vệ uy lực từ tuyến hai, quyết tâm chặn đứng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay từ biên giới. Và, đó cũng chính là chiến thuật tối ưu nhất để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho tuyến sau (nội địa).

Ở tuyến đầu, ròng rã suốt 2 năm qua, trên đường biên giới, các đơn vị BĐBP (có thời điểm được tăng cường lực lượng dân quân thường trực và nhân viên y tế) đã căng mình thực hiện nhiệm vụ kép vừa quản lý, bảo vệ biên giới, vừa phòng, chống dịch Covid-19. Hầu hết những “món đặc sản” bào mòn thể lực như nắng, gió, mưa, lũ ở Tây Nguyên đều đã được người lính nơi tuyến đầu trải nghiệm một cách sâu sắc nhất. Mồ hôi, công sức, thậm chí cả máu và nước mắt của người lính Biên phòng đã đổ xuống trên đường biên giới để giữ lấy sự bình yên cho quê hương đất nước ở tuyến sau.

Sau khi tình hình dịch Covid-19 ở một số địa phương phía đối diện có những diễn biến hết sức phức tạp, các điểm chốt cố định và tổ tuần tra, kiểm soát lưu động trên đường biên giới các tỉnh Tây Nguyên được bố trí dày hơn, với sự tăng cường lực lượng từ Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh trên địa bàn. Nếu tính bình quân thì hiện tại, cứ 4,5km đường biên giới các tỉnh Tây Nguyên được bố trí 1 chốt cố định chặn dịch, với sự tham gia của lực lượng BĐBP, quân sự, dân quân thường trực và nhân viên y tế. Bên cạnh đó là hoạt động xuyên suốt 24/24 giờ của các tổ tuần tra, kiểm soát lưu động với sự hỗ trợ từ chó nghiệp vụ. Quyết tâm của người lính Biên phòng nơi tuyến đầu chặn dịch luôn được đẩy lên ở mức cao nhất.

Trong buổi làm việc với chỉ huy các đơn vị cơ sở khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Đại tá Nguyễn Văn Lư, Chỉ huy trưởng BĐBP Đăk Nông nhấn mạnh: “Bộ Chỉ huy chia sẻ những khó khăn, vất vả của các đồng chí, nhưng giờ là lúc chúng ta dồn toàn lực tuần tra, chốt chặn, kiểm soát chặt chẽ biên giới, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, không để xảy ra bất kỳ nguy cơ lây lan dịch bệnh nào từ bên kia biên giới. Bộ Chỉ huy mà trực tiếp là Chỉ huy trưởng sẽ kiểm tra giám sát 24/24 giờ việc chấp hành mệnh lệnh cấp trên của các đồng chí, ai vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất”.

Tuyến đầu đã được tăng dày thêm một bước do BĐBP chủ trì. Tuy nhiên, để dựng lên “hàng rào” kín kẽ, ngăn chặn có hiệu quả mọi mầm mống dịch bệnh qua biên giới, thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phối hợp với Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức khảo sát vị trí dọc tuyến biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên để triển khai các điểm chốt kiểm soát phòng ngừa dịch Covid-19 thuộc lớp phòng tuyến thứ 2. Các điểm chốt này do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, có sự tham gia của lực lượng Công an và căn cứ vào điều kiện thực tế ở mỗi địa bàn để bố trí lực lượng. “Khu vực tác chiến” chủ yếu của phòng tuyến thứ 2 là cách vành đai biên giới từ 1km trở lên vào địa bàn nội địa.

Như vậy, cùng với sự tăng dày cho tuyến đầu, việc tạo thêm “nắm đấm” đủ mạnh ở tuyến 2 đã cho thấy chiến thuật “tấn công tổng lực” trong phòng, chống đại dịch Covid-19 trên địa bàn biên giới các tỉnh Tây Nguyên. Việc siết chặt phòng tuyến chặn dịch ở nhiều tầng, nấc khác nhau cũng đã cho thấy quan điểm xuyên suốt và quyết tâm “chống dịch như chống giặc” do Quân đội chủ trì kể từ khi đại dịch xuất hiện cho đến nay.

Tăng cường “sức mạnh mềm” trên địa bàn biên giới

Chiến thuật “tấn công tổng lực” trong trong phòng, chống đại dịch Covid-19 trên biên giới các tỉnh Tây Nguyên còn được thể hiện rõ nét qua việc tăng cường “sức mạnh mềm” từ phòng tuyến nhân dân. Bên cạnh “đi từng thôn, gõ cửa từng nhà” để thông tin, hướng dẫn, nhắc nhở bà con các kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, giờ là lúc các cụm loa truyền thanh, loa di động mang “thương hiệu” Biên phòng hoạt động hết công suất trên mọi nẻo đường biên giới, vừa tuyên truyền bầu cử, vừa phát động phong trào toàn dân phát hiện tố giác các hành vi xuất, nhập cảnh trái phép.

Đại tá Đỗ Quang Thấm, Phó Chính ủy BĐBP Đắk Lắk cho biết: “Cùng với các tổ tuyên truyền bằng loa di động do các đồn Biên phòng thực hiện, chúng tôi sử dụng xe chuyên dụng trang bị loa công suất lớn đi khắp các địa bàn biên giới để thông tin, nhắc nhở, cảnh báo bà con về tình hình dịch bệnh, phát huy sức mạnh toàn dân trong phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép, kết hợp tuyên truyền bầu cử. Cứ như thế hết lần này đến lượt khác, với nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú thì hiệu quả chắc chắn sẽ được nâng lên...”.

Tăng gia sản xuất, trồng cây xanh trên điểm chốt phòng, chống Covid-19 của BĐBP Đăk Nông. Ảnh: Thái Kim Nga

Ông Ksor Blơl ở làng Bi, ở xã Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai) chia sẻ: “Có cán bộ Biên phòng thường xuyên tuần tra, kiểm soát dọc biên giới, bà con trong làng yên tâm lao động sản xuất. Cũng nhờ tiếng loa Biên phòng và cán bộ trực tiếp đi đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động nên mình và người thân đã nắm vững các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không tập trung đông người, ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn kỹ càng. Đặc biệt, khi thấy người lạ vào địa bàn, hoặc đối tượng vi phạm quy chế biên giới là phải báo cho đồn Biên phòng và chính quyền địa phương để xử lý ngay...”.

Siết chặt phòng tuyến chống dịch trên biên giới, tăng cường sức mạnh toàn dân trong đấu tranh ngăn chặn các hoạt động vi phạm quy chế biên giới, xuất, nhập cảnh trái phép đã giúp cho các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên chống dịch Covid-19 có hiệu quả.

Tính từ cuối tháng 4 đến nay, ngoại trừ trường hợp dương tính Covid-19 ở tỉnh Đắk Lắk (lây nhiễm từ ổ dịch trong nước), địa bàn Tây Nguyên không xuất hiện ca bệnh mới nào. Các hoạt động vi phạm quy chế biên giới, đặc biệt là tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép đã được ngăn chặn triệt để. Đây có thể nói tín hiệu rất khả quan trong cuộc chiến trường kỳ chống dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều mối hiểm họa ở phía trước. Sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân chính là món quà vô giá dành tặng những người lính đang ngày đêm căng mình chống dịch nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trên quần đảo Trường Sa Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trên quần đảo Trường Sa
Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) hiện nay chưa ghi nhận ca mắc COVID-19. Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, đó là nhờ công tác phòng, chống dịch tại quần đảo Trường Sa được thực hiện rất hiệu quả. Các lực lượng ở các đảo, điểm đảo đã triển khai nhiều biện pháp với phương châm chủ động, tích cực, quyết không để dịch xâm nhập, lây lan.
Điện Biên trao tặng vật chất phòng, chống dịch Covid-19 trị giá trên 100 triệu đồng cho lực lượng bảo vệ biên giới Lào Điện Biên trao tặng vật chất phòng, chống dịch Covid-19 trị giá trên 100 triệu đồng cho lực lượng bảo vệ biên giới Lào
Sáng ngày 10/5, tại cột mốc 113 Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và cột mốc 144 Cửa khẩu Huổi Puốc, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên đã trao tặng vật chất phòng, chống dịch Covid-19 cho Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an hai tỉnh Phong Sa Ly, Luông Pha Băng, Lào.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp khẩn với 6 tỉnh biên giới Tây Nam về phòng chống dịch Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính triệu tập cuộc họp khẩn với 6 tỉnh biên giới Tây Nam về phòng chống dịch
Ngày 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các tỉnh biên giới Tây Nam và triệu tập cuộc họp trực tuyến khẩn cấp từ đầu cầu UBND tỉnh An Giang với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, một số bộ ngành và lãnh đạo 6 tỉnh biên giới phía Tây Nam.
Thái Kim Nga
Nguồn: www.bienphong.com.vn

Tin bài liên quan

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tặng quà, hỗ trợ người dân Campuchia tại các tỉnh biên giới

Tuần qua, tại các tỉnh biên giới Tây Ninh và Long An, nhiều hoạt động tặng quà và hỗ trợ thiết thực cho người dân Campuchia đã được tổ chức nhằm góp phần gắn kết tình cảm nhân dân hai nước.
Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Đồn biên phòng Hà Tĩnh - Khăm Muồn kết nghĩa để bảo vệ biên giới

Ngày 30/5, tại Hà Tĩnh, các đồn biên phòng tuyến núi thuộc Bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh tổ chức ký kết nghĩa với các đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muồn, nước CHDCND Lào.
CARE hỗ trợ người dân canh tác bền vững, tăng thu nhập

CARE hỗ trợ người dân canh tác bền vững, tăng thu nhập

Tổ chức CARE International in Vietnam (CARE) vừa tổ chức sơ kết giai đoạn 1 dự án She Feeds the World (SFtW). Theo đó, tính đến tháng 4/2025, dự án đã hỗ trợ hơn 8.000 người tiếp cận và áp dụng các phương pháp canh tác bền vững, tiếp cận nguồn lực sản xuất và cải thiện khả năng tham gia thị trường.

Các tin bài khác

Lai Châu (Việt Nam) - Hồng Hà (Trung Quốc) hợp tác quản lý và phát triển biên giới

Lai Châu (Việt Nam) - Hồng Hà (Trung Quốc) hợp tác quản lý và phát triển biên giới

Ngày 29/5, tại tỉnh Lai Châu diễn ra Hội đàm công tác quản lý biên giới giữa tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và châu Hồng Hà (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) năm 2025. Hai bên khẳng định quyết tâm triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, thúc đẩy kết nối hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới và tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự vùng giáp ranh.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông. Từ chỗ đi lại cách trở, giao thương khó khăn, nay nhiều tuyến đường đã được đầu tư đồng bộ, mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên còn nhiều gian khó.
Lễ hội Hoa sim biên giới 2025: Sắc tím biên cương - Kết nối di sản

Lễ hội Hoa sim biên giới 2025: Sắc tím biên cương - Kết nối di sản

Lễ hội Hoa sim biên giới 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 17-18/5 tại xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), hứa hẹn mang đến cho du khách hành trình trải nghiệm độc đáo giữa sắc tím biên cương và không gian văn hóa đặc sắc vùng cao.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì - Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó

Ẩn mình giữa đại ngàn Tây Bắc, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nậm Vì (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) không chỉ là mái trường đơn thuần mà còn là nơi gieo mầm hy vọng, chắp cánh tri thức cho con em đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới.

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025: Chính thức bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh, thay mã số thuế bằng số định danh

Từ ngày 01/7/2025, một số chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực như: bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh; thay mã số thuế bằng số định danh; mở rộng đối tượng được tham gia Bảo hiểm Xã hội (BHXH) bắt buộc; 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền có hiệu lực...
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Vingroup bàn giao mặt bằng triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Kỉ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Ngày 27/06, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam – thành viên Tập đoàn Vingroup đã bàn giao mặt bằng Trung tâm Triển lãm Việt Nam với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau gần 10 tháng thi công thần tốc, công trình đã xác lập vị thế top 10 tổ hợp trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, sẵn sàng cho Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh.
Phiên bản di động