Những người thợ thêu tay Thanh Liêm (Hà Nam) mang túi Việt Htvncrafts ra thế giới
Việt Nam nằm trong top 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới Với những điểm sáng nổi bật là sản xuất công nghiệp tăng 4,81%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 668,5 tỉ USD, đưa Việt Nam thành 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, ngành đã tận dụng rất hiệu quả các FTA thế hệ mới, giúp thị trường xuất khẩu mở rộng, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản… |
Việt Nam được xướng tên ở hơn 30 hạng mục của Giải thưởng Du lịch Thế giới lần thứ 28 Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, du lịch Việt Nam vẫn được xướng tên ở hơn 30 hạng mục của Giải thưởng Du lịch Thế giới lần thứ 28 khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có 2 giải thưởng danh giá là “Điểm đến hàng đầu châu Á 2021” và “Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á 2021”. |
Câu chuyện túi Việt
Theo TTXVN, túi Việt gắn liền với câu chuyện khởi nghiệp của anh Vũ Mạnh Hùng, một người rất yêu văn hóa truyền thống làng quê. Sau khi tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Hà Nội năm 2001, anh Hùng đã làm việc cho một công ty công nghệ tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử. Công việc đã mang lại cho anh rất nhiều chuyến đi khảo sát làng nghề khắp Việt Nam để giúp công ty chào hàng các sản phẩm của làng nghề trên website. Đi nhiều, học hỏi nhiều và khám phá nhiều anh Hùng nhận thấy dòng hàng thủ công mỹ nghệ có rất nhiều tiềm năng để phát triển, nhất là những sản phẩm thêu tay. Anh đã mạnh dạn chụp ảnh chào hàng trên web dòng sản phẩm túi xách Việt Nam.
Tình cờ là một khách hàng của Mỹ đã đặt công ty một đơn hàng lớn về sản phẩm túi. Lần đầu tiên rất ngỡ ngàng vì thành công ngoài mong đợi khi có đơn hàng đặt online, công ty anh Hùng đã đi về các làng nghề để tìm thợ làm sản phẩm nhưng không có nơi nào nhận làm vì họ chưa tin vào đơn hàng của Mỹ, chưa tin tưởng vào công ty công nghệ. Làm thế nào để đáp ứng được đơn hàng này trong khi công ty chỉ đơn thuần là làm xúc tiến thương mại, từ chối khách hàng thì mất uy tín, đó là những câu hỏi làm anh Hùng trăn trở rất nhiều.
Một nữ du khách người Nhật rất yêu thích Túi Việt chụp ảnh cùng anh Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Túi Việt Htvncrafts. |
Năm 2006, anh Hùng lặn lội về làng nghề thêu tay Thanh Liêm, Hà Nam để mở xưởng lập công ty Túi Việt Htvncrafts với mục đích ban đầu là sản xuất túi phục vụ cho đơn hàng đầu tiên xuất khẩu đi Mỹ ký được qua online. Những ngày đầu bắt tay vào khởi nghiêp gặp rất nhiều gian khổ nhưng anh Hùng may mắn có chị Thủy vừa là bạn đời vừa là nhà thiết kế mẫu đồng hành. Hai anh chị đã mày mò sáng tạo từng mẫu túi rồi đi từng nhà bà con thuyết phục họ gia công làm túi cho công ty. Để xuất khẩu được đơn hàng sang Mỹ là cả một quá trình nỗ lực của Túi Việt Htvncrafts. Công ty phải chứng minh và trải qua một hành trình thẩm định khắt khe của đối tác Mỹ để sản xuất ra những chiếc túi độc đáo, tinh tế thấm đẫm hồn cốt văn hóa Việt Nam nhưng bắt nhịp được với cuộc sống năng động của người Mỹ.
Đơn hàng đầu tiên thành công đã mở ra thật nhiều mơ ước và khát vọng cho Túi Việt Htvncrafts. Túi Việt đã bắt đầu phát triển từ đơn hàng 10.000 túi đến 100.000 túi và chuyên nghiệp hóa với 2 xưởng sản xuất lớn đặt tại Thanh Liêm, Hà Nam và Thường Tín, Hà Nội. Anh Vũ Mạnh Hùng chia sẻ: "Mỗi lần nhớ lại kỷ niệm ngày đầu khởi nghiệp lại sao mình liều và táo bạo thế. Nhưng con đường chông gai là hành trình thử thách giúp Túi Việt Htvncrafts lớn mạnh từng ngày, khi mình bắt đầu bước chân vào ngành sản xuất túi là không thể dừng lại được vì các đơn hàng đến với Túi Việt ngày một nhiều mà đa phần lại là khách hàng rất khó tính đến từ Mỹ và Nhật. Lúc đó có lẽ tinh thần dân tộc, tinh thần Việt Nam trỗi dậy khiến mình không thể lùi bước và phải làm Túi…"
Anh Vũ Mạnh Hùng bên các sản phẩm của mình. |
Túi Việt đã sản xuất hơn 10.000 mẫu đa dạng sản phẩm các loại như túi đính cườm, túi chai sừng, túi thêu tay, túi thơm, túi đeo chéo, túi thổ cẩm… Đặc biệt anh Hùng đã ứng dụng và phát triển ngành nghề thêu ren truyền thống của quê hương mình vào sản phẩm Túi Việt. Chiếc túi không chỉ để trang trí mà còn được sử dụng hàng ngày, không chỉ là thời trang xinh xắn kết hợp thêu ren truyền thống mà kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc hiện đại và phong cách rất thời thượng.
Sản phẩm Túi Việt - Túi dành cho người Việt đã mang mơ ước của anh Hùng cũng như bao người thợ làng nghề Hà Nam đi xa hơn không gian làng quê, được xuất khẩu trực tiếp cho khách quốc tế, là món quà tặng và thời trang cao cấp mang nét đẹp văn hóa làng quê truyền thống và nét văn hóa của người Việt đến với bạn bè khắp năm châu từ một câu chuyện thú vị như vậy.
Túi Việt đã sản xuất hơn 10.000 mẫu đa dạng sản phẩm các loại như túi đính cườm, túi chai sừng, túi thêu tay, túi thơm, túi đeo chéo, túi thổ cẩm… |
Túi Việt hôm nay- Sản phẩm OCOP sâu lắng và tinh tế
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Túi Việt đã là một thương hiệu uy tín của quốc gia, một sản phẩm đạt OCOP 4 sao và hơn thế nữa là sản phẩm kết tinh tình yêu người thợ làng nghề, mang theo niềm tự hào của người Việt Nam khi làm ra những chiếc túi đẹp, bền và phong cách.
Túi Việt là thương hiệu gần như độc quyền khi được trưng bày sản phẩm tại hầu hất các khách sạn 5 sao lớn nhất của Việt Nam. Hiện nay, sản lượng túi sản xuất hàng tháng là 10.000 chiếc và xuất khẩu nhiều đơn hàng lớn sang Mỹ, Nhật, Ý. Ưu điểm và phong cách làm nên thương hiệu Túi Việt chính là ở sự độc quyền trong thiết kế và chủ đề đa dạng trong từng dòng túi. Túi Việt không chỉ có nguồn nhân lực tại làng nghề Thanh Liêm, Hà Nam mà còn kết hợp với bà con dân tộc các tỉnh miền núi phía Bắc để đưa những họa tiết thổ cẩm lên từng chiếc túi, tạo việc làm và sinh kế cho hàng trăm lao động bản địa. Cầm chiếc Túi Việt trên tay người sử dụng như đọc thêm được những câu chuyện được kể một cách sâu lắng trên từng họa tiết của túi hay là cách phối màu của đường chỉ thêu, cách đính từng phụ kiện trên túi như khuy, khóa…
Một số mẫu Túi Việt đẹp và đa dạng phong cách. |
Thiết kế của Túi Việt đã được Trung tâm Thiết kế Việt Nam- Hàn Quốc chọn là một trong những thiết kế ấn tượng của dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ giới thiệu đến thị trường quốc tế. Túi Việt luôn nỗ lực hết mình để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng tinh tế, sang trọng. Dù là sản phẩm thủ công, handmade nhưng kết hợp phong cách hiện đại, dễ sử dụng và đáp ứng nhiều mục đích. Túi Việt là sản phẩm đạt hạng mục 4 sao của chương trình OCOP vừa được vinh danh năm 2021.
Trong hai năm gần đây, dù ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhưng Túi Việt vẫn phát triển không ngừng và luôn có những bộ sưu tập túi mới giới thiệu ra thị trường trong nước và quốc tế. Các CEO doanh nghiệp quốc tế như KeVin (Mỹ), Takafama-Gao (Nhật Bản), Versari Enrico (Ý) là khách hàng thường xuyên đặt những đơn hàng lớn của Túi Việt. Họ đã gắn bó với Túi Việt từ những ngày đầu anh Hùng khởi nghiệp và hiện nay họ cũng đang cùng với Túi Việt lan tỏa nét văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Anh Vũ Mạnh Hùng cho biết: "Trong chiến lược phát triển những năm tới, Túi Việt Htvncrafts sẽ cho ra nhiều dòng sản phẩm mới phục vụ thị trường nội địa và luôn lấy văn hóa truyền thống làm nền tảng cho từng mẫu thiết kế sản phẩm, Túi Việt cũng là nơi hội tụ những người thợ Việt Nam chuyên cần, họ vừa làm việc vừa có thu nhập ổn định và có niềm vui trong lao động. Túi Việt Htvncrafts hướng đến trở thành một công xưởng sản xuất túi lớn trong khu vực để phục vụ xuất khẩu và lan tỏa thông điệp “ Túi Việt- một nét hình ảnh Việt Nam”, đến với quốc tế một cách sâu rộng hơn nữa.
Kiều bào Mỹ góp sức xây dựng mạng lưới phân phối, đưa hàng Việt Nam ra thế giới Hơn 300.000 cơ sở kinh doanh của người Việt Nam tại Mỹ đã cùng doanh nghiệp trong nước xây dựng các mạng lưới đưa hàng Việt thâm nhập thị trường Mỹ, chinh phục người tiêu dùng, tạo điều kiện cho nông sản, hàng hoá Việt ra thế giới. |
Người phụ nữ Chăm mang thổ cẩm Việt Nam ra thế giới Nghệ nhân Thuận Thị Trụ đã có hơn 50 năm gắn bó với khung dệt. Đến nay, thổ cẩm của bà đã có mặt tại hơn 20 quốc gia như Mỹ, Pháp, Nhật, Bỉ, Canada, Hàn Quốc…Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cũng đã xác lập kỷ lục gia đối với bà về thành tích “Người phụ nữ Chăm giới thiệu và phát triển thổ cẩm Chăm ra nước ngoài nhiều nhất”. |