Những gia đình thể thao ở Tuyên Quang
Lưu học sinh Lào "3 cùng" với bố mẹ Việt 162 lưu học sinh Lào đang học tập tại trường Hữu nghị T78 (xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) sẽ được cùng ở, cùng sinh hoạt, cùng học tập với cha mẹ, anh chị em người Việt trong 20 ngày (từ 15/3-4/4/2023). Đây là chương trình thiết thực Trường Hữu nghị T78 phát động vào ngày 15/3 sau 3 năm tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. |
Hỗ trợ hơn 1000 máy thái chuối cho các hộ gia đình Lai Châu, Hà Giang Các hộ gia đình tại Lai Châu và Hà Giang được nhận hỗ trợ 1070 máy thái chuối nhằm giúp giảm thời gian chuẩn bị thức ăn chăn nuôi. Nhờ đó, phụ nữ đã tiết kiệm được nhiều thời gian để tham gia các hoạt động sinh kế tạo thu nhập và chăm sóc bản thân. Đây là kết quả của dự án Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ tại Việt Nam (AWEEV) do CARE Quốc tế tại Việt Nam thực hiện dưới sự tài trợ của Chính phủ Canada. |
Vợ chồng anh Hà Văn Điều và chị Hà Thị Khách ở thôn An Phú, xã Tân An (huyện Chiêm Hóa) đều là những vận động viên bắn nỏ của huyện. |
“Thuận vợ, thuận chồng…”
Thôn An Phú, xã Tân An (huyện Chiêm Hóa) có một gia đình người Tày được người dân trong vùng nói vui là “trời sinh một cặp”. Người chồng là Hà Văn Điều thường xuyên làm huấn luyện viên môn bắn nỏ cho vợ là Hà Thị Khách đi thi các giải từ cấp xã đến cấp khu vực, cấp quốc gia. Anh cũng là huấn luyện viên mát tay của bản.
Chị Khách kể rằng, từ khi mới quen nhau, chị đã biết tiếng tăm bắn nỏ của anh Điều. Tại các buổi chơi hội đầu Xuân, hình ảnh chàng trai trẻ cùng chiếc nỏ tự tin tranh tài khiến chị cảm mến và yêu từ khi nào không hay. Chị chủ động đề nghị được theo anh học môn bắn nỏ. Chỉ trong thời gian ngắn, chị đã bắn nỏ thành thục và giành được giải cao khi tham gia tại các hội thi.
Đến thăm gia đình, anh Điều hào hứng giới thiệu bộ sưu tập những tấm huy chương cao quý cả gia đình giành được trong nhiều năm tham gia thi đấu. Đó là Huy chương Vàng Hội thi Thể thao các DTTS toàn quốc năm 2016, giải Nhì Hội thi Thể thao các DTTS toàn quốc năm 2017, giải nhất Hội thi các DTTS năm 2018…
"Gia đình tôi treo những tấm huy chương ở vị trí trang trọng nhất trong phòng khách. Đó vừa là truyền thống, vừa là niềm tự hào của cả gia đình", anh Điều tâm sự. “Tre già, măng mọc” sau khi được bố mẹ truyền dạy, các con của anh đều chơi rất thuần thục và cùng đi thi đấu nhiều giải thể thao các cấp. Trong đó có cậu con trai Hà Đức Hải là giáo viên thể dục và cũng là “hạt nhân” thể thao của huyện.
Gia đình thể thao anh Hà Văn Điều và chị Hà Thị Khách trong giờ tập luyện. |
Cũng từ tình yêu với môn thể thao của hai vợ chồng đã truyền lửa sang những người thân trong gia đình, đó là vợ chồng người em là Bàn Thị Mai, Triệu Văn Lâm và cô em gái Triệu Thị Ngân. Hàng chục năm qua, đội thể thao gia đình người Dao đã có một thành tích đáng nể. Môn đẩy gây, bắn nỏ, kéo co đều được 5 anh em tham gia rinh giải về cho xã và huyện.
Lan tỏa tinh thần thể thao
Không sôi động như các môn thể thao thành tích cao, nhưng các môn thể thao dân tộc luôn tạo được nét riêng bởi sự gần gũi, thân thuộc. Cà kheo, bắn nỏ, đẩy gậy… gắn liền với đời sống, lao động và tập quán của Nhân dân trên địa bàn.
Anh Đồng Dương Mười - Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh Tuyên Quang cho biết, các “gia đình thể thao” chính là những hạt nhân, tạo động lực để thể thao quần chúng ngày càng phát triển. Khi có nhiều người, nhiều thế hệ trong một gia đình cùng chơi một hoặc nhiều môn thể thao, ngoài việc nâng cao sức khỏe, tạo nên một xã hội khỏe mạnh, còn tạo nên sự gắn kết giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình, giữa gia đình này với gia đình khác… Điều đó cũng góp phần phát hiện, bồi dưỡng những “hạt giống” thể thao tiềm năng.
Gia đình thể thao Đặng Tài Tiến (ở giữa), thôn Cao Phạ, xã Minh Khương, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. |
Tại xã Thượng Nông (huyện Na Hang) có nhiều gia đình, các thành viên cùng tích cực tham gia các môn thể thao dân tộc. Mới đây, chúng tôi gặp gia đình thể thao Triệu Hải Phương và Nông Thị Mai, thôn Nà Khản. Cả anh Phương và chị Mai đều là vận động viên môn cà kheo của huyện. Anh Phương vừa đoạt giải Nhất môn cà kheo tại Đại hội TDTT tỉnh Tuyên Quang năm 2022, còn chị Nông Thị Mai cũng liên tục giành nhiều giải Nhất, Nhì tại Hội thi thể thao các DTTS huyện Na Hang các năm 2015, 2016, 2017.
Với sở trường là môn cà kheo, nhưng hai vợ chồng vẫn tích cực chơi các môn bao bố, đẩy gây, kéo co… Tinh thần của anh chị truyền sang cả bà con trong xóm. Anh Nguyễn Anh Ngọc - cán bộ văn hóa xã chia sẻ, trong thôn có nhiều cặp vợ chồng cùng đều là vận động viên tiêu biểu. Họ đã tạo ra được phong trào thể thao cho xã khi thường xuyên luyện tập, thành lập các đội thi đấu tranh tài tại các dịp lễ Tết, hội thi thể thao,
Được biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có khoảng hơn 300 gia đình thể thao DTTS. Vào các dịp Xuân về, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau tranh tài “lan tỏa” tình yêu và tinh thần thể dục thể thao khắp các bản làng.
Đầu Xuân đi học chữ Nôm Dao Theo quan niệm của người Dao ở Tuyên Quang, mùa Xuân là mùa khởi đầu của những điều mới mẻ, khai sáng những điều tốt lành. Trong tiết trời ấm áp, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ Đông dài, đây là thời điểm thích hợp để các thầy tạo, thầy cúng, các già làng khai bút, dạy người trẻ học chữ Nôm Dao hướng về cội nguồn. |
Tư vấn cách chăm sóc trẻ dưới 24 tháng cho hơn 650 phụ nữ ở Na Hang (Tuyên Quang) Để góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ trong 1.000 ngày đầu đời, World Vision Việt Nam đã phối hợp cùng các trạm y tế xã và cộng tác viên địa phương triển khai mô hình TTC - Tư vấn hộ gia đình đúng đối tượng, đúng thời điểm tại 44 thôn dự án từ năm 2018. |