Lễ cấp sắc được xem là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được nói tục, chửi bậy, không được gần gũi phụ nữ. Chúng tôi xin gửi tới bạn bạn đọc video lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở thôn Lùng Vài, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang).
Tranh dân gian Đông Hồ là những tác phẩm đồ họa, nội dung của tranh khá phong phú, gồm tranh tôn giáo, tín ngưỡng, tranh trấn trạch, tranh lịch sử, tranh giáo dục, tranh sinh hoạt, tranh châm biếm, tranh chúc tụng… Hình tượng trong tranh rất dễ hiểu đối với đại đa số tầng lớp nhân dân.
Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, dân tộc Dao ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu) vẫn giữ được truyền thống về nghi lễ rước dâu của đồng bào mình.
Tồn tại qua hàng trăm năm, đình Trung Cần ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) được đánh giá là một trong những công trình cổ có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND huyện Thuận Bắc tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa”, xã Bắc Sơn.
Từ trong ngôi làng, tiếng trống vang lên sau những lần thẩm âm của các nghệ nhân Cơ Tu - công đoạn cuối cùng trước khi chiếc trống K’thu được xuất xưởng.
Từ 24 -26/5, tại huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình), 60 học viên là nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được tập huấn xây dựng mô hình, phương pháp bảo tồn Chợ phiên đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Nằm bên bờ sông Tô Lịch, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 8km, hơn 1.500 năm qua làng nghề kim hoàn Định Công trải qua những thăng trầm của lịch sử. Sau những giai đoạn tưởng chừng thất truyền, ngày nay vẫn còn lại một số ít nghệ nhân miệt mài mong giữ lại làng nghề của cha ông...
Dòng họ Võ vốn từ Thuận An (cách TP.Huế khoảng 9km) từ hồi đầu thế kỷ XIX vào Nam lập nghiệp, mang theo khát vọng đến vùng đất mới...
“Bắt vợ” khá phổ biến ở khu vực miền núi phía bắc, trong khi một số cộng đồng thiểu số ở Tây Nguyên lại duy trì tục “bắt chồng”. Tập tục này là cách để nhiều gia đình nghèo tránh tục lệ thách cưới vẫn còn nặng nề trong cộng đồng.
Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn, hành khô băm nhuyễn gói trong lá chuối xanh, bánh lá Thọ Xuân trở nên một món ăn dân dã khó quên.
Tại buổi lễ, các tăng ni, Phật tử bà con kiều bào, cùng bạn bè Pháp hiểu nguồn gốc và chân lý của ngày sinh của Đức Phật, kêu gọi mọi người sống tốt đời đẹp đạo, hòa bình và nhân văn.
Lễ Phật đản (hay còn gọi là ngày Phật đản sanh, ngày đản sanh của Đức Phật...) là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo.
Đền Trần (hay còn gọi là đền Nội Lâm), một trong tứ trấn của Kinh đô Hoa Lư xưa và nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, Hoa Lư (Ninh Bình) ngày nay.
Nam Trực là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng, danh tướng có công lớn trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển quê hương. Để ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân, các thế hệ người dân địa phương đã phụng thờ tri ân công đức. Nhiều ngôi từ đường các dòng họ lâu đời đã được Nhà nước công nhận, xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, tiêu biểu như các từ đường: họ Đặng, họ Vũ, xã Nam Hồng; họ Vũ Đình, họ Nguyễn Đình, họ Phạm, xã Nam Cường; họ Phạm, xã Nam Hùng; họ Phạm, xã Nam Thái; họ Đỗ Phúc Hòa, họ Nguyễn Quận công, xã Nam Tiến…