
Nhiều nước lên tiếng trước thông tin hơn 200 tàu Trung Quốc tập trung ở Trường Sa của Việt Nam
Australia và Nhật Bản vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại về “những hành động gây bất ổn” có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông sau khi sau khi Philippines cho biết, nước này phát hiện hơn 200 tàu – được cho là tàu do dân quân Trung Quốc điều khiển tập kết tại Đá Ba Đầu (còn gọi là bãi san hô nông Whitsun).
Đá Ba Đầu là một rạn san hô hình chữ V có tổng diện tích khoảng 10km2, chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi triều xuống thấp. Bãi Ba Đầu nằm trên cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Philippines gọi bãi này là Julian Felipe. Ba Đầu nằm cách thị trấn Bataraza ở tỉnh Palawan, miền Tây Philippines, khoảng 324km về phía Tây.
![]() |
Hình ảnh các tàu Trung Quốc tập kết xung quanh Đá Ba Đầu. Ảnh: NTF-WPS. |
Australia hôm qua (24/3) cho biết, nước này lấy làm lo ngại về việc Trung Quốc thực hiện động thái như vậy trên tuyến đường biển quốc tế, đồng thời khẳng định tất cả các quốc gia cần phải tôn trọng pháp quyền. Trong tuyên bố trên trang Twitter, Đại sứ Australia tại Philippines Steven Robinson nhấn mạnh: “Chúng tôi rất lo ngại về những hành động gây bất ổn có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Trước đó, vào ngày 24.3, Đại sứ Úc tại Philippines Steven J.Robinson cũng đã viết trên Twitter: “Biển Đông - một tuyến đường biển quốc tế trọng yếu - được quản lý bằng luật và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển). Chúng tôi vẫn quan ngại về những hành động gây bất ổn có thể khiêu khích căng thẳng leo thang”.
Giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc cho tàu thuyền neo đậu tại Đá Ba Đầu tương tự như chiến thuật mà nước này đã áp dụng với bãi cạn Scarborough, nhằm mục đích kiểm soát hoàn toàn nơi này và vùng nước xung quanh, tạo ra một sự hiện diện thường trực và liên tục. Dù có diện tích nhỏ, nhưng Ba Đầu lại có vị trí chiến lược trên Biển Đông. Đây có thể coi là một cơ sở lý tưởng để giám sát và theo dõi các hoạt động hàng hải.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc neo đậu nhiều tàu thuyền xung quanh Đá Ba Đầu. Trên thực tế, giới quan sát đã nhận ra sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc xung quanh Đá Ba Đầu vào tháng 3/2020.
“Song lần này, các bức ảnh cho thấy Trung Quốc không chỉ đơn thuần đi qua mà còn sử dụng Đá Ba Đầu làm nơi neo đậu tương tự như cách họ tập trung tàu thuyền tại các căn cứ xây dựng trái phép trên Đá Subi (Subi Reef), Đá Vành Khăn (Mischief Reef)”, chuyên gia Batongbacal nói.
Cựu phó chánh án Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cảnh báo, việc nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện ở Đá Ba Đầu có thể là hành động mở đầu việc chiếm đóng. “Chúng ta nên rất cảnh giác về những gì đang diễn ra ở Đá Ba Đầu” – ông nhắc nhở.
Bộ trưởng quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana gọi đây là "hành động khiêu khích quân sự hóa khu vực", đồng thời yêu cầu Trung Quốc cho các tàu do lực lượng dân quân điều khiển rời khỏi đá Ba Đầu. Trước đó, Philippines đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của nước ngoài liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không được phép của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
![]() Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) hôm qua thông báo một cuộc tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ ngày 12 - 14.3 và cấm tàu thuyền vào khu vực tập trận. |
![]() Theo tờ South China Morning Post, Trung Quốc ngày 3-3 đã công bố đoạn phim cho thấy quân đội nước này đã tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ chung tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. |
![]() Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc sắp hoàn tất xây dựng một căn cứ tên lửa đất- đối không ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng tây, gần biên giới Việt Nam. |
Tin bài liên quan

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Cần Thơ - Sán Đầu (Trung Quốc): Quan tâm phát triển công nghệ AI
Các tin bài khác

Vùng 3 Hải quân: thông tin tình hình biển đảo đến nhân dân Bình Định

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Vùng 4 Hải quân: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng”

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị viêm phổi
Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp thân nhân cựu phi công Hoa Kỳ

Đồng bào Khmer - thành phần quan trọng trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Sẽ tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Mexico
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4

Vùng 5 Hải quân tuyên dương quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc

Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
