
Phát hiện hơn 200 tàu Trung Quốc tập trung ở một khu vực trên Biển Đông
Tờ Inquirer ngày 21-3 dẫn lời Lực lượng đặc trách quốc gia (NTF) Biển Tây Philippines (cách Philippines gọi Biển Đông) cho biết đã nhận được báo cáo của lực lượng tuần duyên về sự xuất hiện của 220 tàu Trung Quốc tại một khu vực trên Biển Đông ngày 7-3.
Những chiếc tàu neo thành hàng tại một rạn san hô và dường như do các dân quân Trung Quốc điều khiển.
![]() |
Tàu quân sự Trung Quốc neo đậu tại rạn san hô Whitsun ở Biển Đông hôm 7/3. Ảnh: Reuters. |
Khi được hỏi liệu có nộp đơn phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cho biết sẽ làm như vậy "nếu các tướng lĩnh yêu cầu". Theo ông, ngoại giao là ưu tiên hàng đầu của lực lượng vũ trang.
Lực lượng đặc nhiệm quốc gia Biển Tây Philippines cho biết các tàu Trung Quôc đã tập trung ở rạn san hô Julian Felipe, hay còn gọi là Whitsun, trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila. Họ cũng bày tỏ lo ngại về đánh bắt quá mức và hủy hoại môi trường, cũng như nguy cơ an ninh hàng hải.
"Bất chấp thời tiết thuận lợi vào thời điểm đó, các tàu Trung Quốc tập trung ở rạn san hô không có bất kỳ động thái đánh bắt nào và đã bật đèn trắng suốt đêm", tuyên bố của lực lượng này nêu rõ.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cùng ngày cho biết đang chờ lệnh để phản đối chính thức vụ việc.
"Tôi chờ phát lệnh và sự điều phối của ông Esperon và Lorenzana. Có lệnh thì chủ nhật tôi cũng phản đối", ông Locsin nói, đề cập đến Cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon và Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana.
Phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa phản hồi cuộc gọi từ Hãng tin Reuters về vụ việc.
Tháng 1-2021, Philippines cũng từng phản đối luật cảnh sát biển mới của Trung Quốc, cho phép lực lượng này nổ súng vào tàu nước ngoài. Manila gọi đây là "đe dọa chiến tranh".
Mỹ đã nhiều lần lên án các nỗ lực của Trung Quốc như hành vi "bắt nạt" nước láng giềng cạnh tranh lợi ích, trong khi Bắc Kinh chỉ trích Washington can thiệp vào công việc nội bộ.
![]() Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) hôm qua thông báo một cuộc tập trận sẽ diễn ra ở Biển Đông từ ngày 12 - 14.3 và cấm tàu thuyền vào khu vực tập trận. |
![]() Hãng Reuters ngày 3.3 dẫn lời giới chức Đức cho hay tàu hộ tống của nước này sẽ lên đường đến châu Á vào tháng 8 và sẽ trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002. |
![]() Theo tờ South China Morning Post, quân đội Trung Quốc công bố tổ chức cuộc tập trận kéo dài 1 tháng trên Biển Đông từ ngày 1 - 31.3. |
Tin bài liên quan

Cần Thơ - Sán Đầu (Trung Quốc): Quan tâm phát triển công nghệ AI

Ca sĩ Việt Nam Suni Hạ Linh tham gia chương trình “Vẻ đẹp đa dạng” của Đài CMG

Quảng Châu mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế
Các tin bài khác

Cán bộ, chiến sĩ Hải quân chuẩn bị cho lễ diễu binh, diễu hành dịp 30/4

Vùng 4 Hải quân: Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng”

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân Quảng Nam bị viêm phổi

Vùng 2 Hải quân thông tin tình hình biển đảo đến thế hệ trẻ
Đọc nhiều

Phản bác quan điểm sai trái, xuyên tạc vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trước thềm Đại hội XIV

VSAK: Gắn kết cộng đồng, nâng cao hình ảnh sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc

Ấm áp nghĩa tình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền nước bạn

Tăng cường gắn kết và hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản phát triển
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Thêm 300 hộ nghèo ở khu vực biên giới có nhà ở mới

Hải quân Việt Nam - Thái Lan: Phối hợp giải quyết tốt các vấn đề trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
