Đức đưa tàu chiến đi qua Biển Đông: Trung Quốc cảnh báo, Mỹ khen ngợi
Theo đó, chính phủ Đức tiết lộ khinh hạm của Đức sẽ không tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh các thực thể tranh chấp trên Biển Đông. Điều này có phần khác với các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (FONOP) mà Mỹ đã tiến hành từ năm 2015.
Tàu hộ tống Hessen thuộc lớp Sachsen của Hải quân Đức ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SEAFORCES |
Trước động thái trên, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/3 cho biết: "Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp mà không bị cản trở, tự do hàng hải và các hoạt động hợp pháp khác trên biển".
"Chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ của Đức đối với một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cộng đồng quốc tế có vai trò quan trọng trong việc duy trì một trật tự hàng hải rộng mở", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm.
Theo Reuters, Hải quân Mỹ thời gian qua đã thường xuyên tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải", trong đó có việc đưa tàu chiến qua gần một số đảo và quần đảo trên Biển Đông. Những động thái này của Mỹ đã được nhiều nước đồng minh quan tâm và làm theo.
Trong khi Mỹ không tiếc lời hoan nghênh và có phần khen ngợi việc Đức triển khai tàu chiến tới Biển Đông, Trung Quốc lại cảnh báo Đức đừng nên lợi dụng tự do hàng hải để 'đe dọa chủ quyền các nước ven biển'.
Vương Văn Bân, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố mọi quốc gia đều có quyền tự do đi lại trên biển và bay qua không phận ở Biển Đông. "Nhưng những điều đó không nên được sử dụng như một cái cớ để đe dọa chủ quyền và an ninh của các quốc gia ven biển", ông Vương Văn Bân cảnh báo trong cuộc họp báo ngày 3-3.
Tần suất các đợt FONOP của Mỹ trong thời gian này cũng dày đặc hơn, với nhiều lần khiến Trung Quốc phải tức giận và phản ứng mạnh mẽ. Các tàu chiến của Trung Quốc được cho là đã bám đuổi "như hình với bóng" tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và gần đây nhất là Pháp đã đưa tàu chiến đến Biển Đông huấn luyện, tuần tra. Mặc dù có thể không áp sát các thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, sự hiện diện của những nước này là một tín hiệu cho thấy tranh chấp Biển Đông vẫn thu hút được sự chú ý của quốc tế.
Việc Mỹ tiến vào vùng nước 12 hải lý xung quanh các thực thể Trung Quốc chiếm phi pháp là một động thái bác bỏ các yêu sách vô lý mà Bắc Kinh đưa ra. Sự bác bỏ này được chính thức hóa bằng tuyên bố tháng 7-2020 của ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo.
Trung Quốc tuyên bố tập trận một tháng trên Biển Đông Theo tờ South China Morning Post, quân đội Trung Quốc công bố tổ chức cuộc tập trận kéo dài 1 tháng trên Biển Đông từ ngày 1 - 31.3. |
Mỹ công nhận phán quyết của PCA năm 2016 về Biển Đông Chính quyền Tổng thống Joe Biden tái khẳng định quan điểm phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) hồi năm 2016 về Biển Đông là cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý. |
“Bộ tứ kim cương” phản đối Trung Quốc dùng vũ lực đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông Đại diện nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ xác nhận cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. |