Philippines yêu cầu Trung Quốc rút hơn 200 tàu dân quân trên Biển Đông
Tuyên bố của ông Lorenzana được đưa ra sau khi truyền thông Philippines công bố các hình ảnh khoảng 220 tàu Trung Quốc neo đậu tại một khu vực trên Biển Đông.
Trong tuyên bố chiều 21-3, ông Lorenzana khẳng định các tàu này đang nằm trong "vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines". Do đó, theo ông Lorenzana, việc tàu Trung Quốc dàn đội hình trong vùng biển này là một "hành động khiêu khích".
"Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm nhập và rút ngay lập tức các tàu đang vi phạm quyền hàng hải và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Philippines", Hãng tin Reuters trích tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Philippines.
Đội tàu cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm trên Biển Đông ngày 7/3. Ảnh: AP. |
Như đã đưa tin, trước đó một ngày, cảnh sát biển Philippines cho biết khoảng 220 tàu do dân quân biển Trung Quốc điều khiển xuất hiện ở bãi đá ngầm này từ hôm 7/3 và neo đậu, bật đèn suốt đêm mà không hề đánh bắt, dù thời tiết thuận lợi.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm qua thông báo trên Twitter rằng nước này đã gửi công hàm ngoại giao phản đối tới Trung Quốc. Ông Locsin trước đó tuyên bố sẽ chỉ gởi công hàm sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana và AFP xác nhận thông tin.
Philippines trước đó chỉ trích Trung Quốc thông qua và ban hành đạo luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài hoạt động ở các vùng biển mà nước này nêu yêu sách chủ quyền. Philippines gọi Luật Hải cảnh Trung Quốc là "mối đe dọa chiến tranh".
Thực ra, việc tàu cá Trung Quốc tập trung với số lượng lớn trong vùng biển không phải của Trung Quốc không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, truyền thông Philippines nghi ngờ 220 tàu cá trên là tàu của dân quân biển, một trong những công cụ Bắc Kinh thường xuyên sử dụng để thúc đẩy các yêu sách vô lý trên Biển Đông.
Các "hạm đội tàu cá" của dân quân biển Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ là một công cụ để Bắc Kinh thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Những đội tàu cá đông đảo này thường xuất hiện ở khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, gây áp lực với các quốc gia trong khu vực nhưng không gây xung đột quân sự.
Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc với 90% diện tích Biển Đông, song nước này không công nhận phán quyết.
Trung Quốc đã vấp phải chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế khi ngang nhiên bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trái phép trên các thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, triển khai nhiều khí tài và cho oanh tạc cơ hạ cánh xuống đây.
Hiện, Trung Quốc chưa phản hồi về yêu cầu rút tàu cá do Philippines đưa ra.
Mỹ đột ngột rút tàu sân bay duy nhất tại Trung Đông về nước Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang rút tàu sân bay duy nhất của Mỹ đang hoạt động tại Trung Đông về nước sau gần 10 tháng triển khai tại khu vực này. |
Trung Quốc thông báo đồng loạt tập trận trên Biển Đông Trung Quốc thông báo nước này tiến hành cùng lúc 4 cuộc tập trận từ ngày 28.12.2020 đến ngày 7.1.2021 trên Biển Đông. |
Nguy cơ tàu sân bay Trung Quốc án ngữ Biển Đông Không chỉ liên tục điều tàu sân bay đến Biển Đông để tập trận, Trung Quốc dường như đang hoàn thiện hạ tầng để tàu sân bay cỡ lớn đồn trú ở căn cứ trên đảo Hải Nam. |