Nghề làm tàu hũ ky được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thúc đẩy phát triển kinh tế hài hòa với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Tiền Quốc Hào, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Toyota Nhật Bản phụ trách khu vực châu Á. |
Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Đó là lời khẳng định của Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO Lazare Eloundou Assomo tại cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vào chiều 27/3, tại trụ sở Bộ Ngoại giao. |
Chiều 3/4, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ công bố nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, được khởi nguồn từ nghề gia truyền của người Hoa khi đến sinh cơ lập nghiệp tại địa phương. Theo thời gian, cư dân địa phương đã theo nghề và hình thành làng nghề đông đúc. Hiện nay, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh có khoảng 30 hộ làm nghề tàu hũ ky, mỗi ngày sản xuất khoảng 3 tấn sản phẩm.
Trao Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề làm tàu hũ ky ở xã Mỹ Hòa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: Báo Vĩnh Long). |
Nghề làm tàu hũ ky không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế, góp phần làm phong phú và đa dạng cho nghệ thuật ẩm thực địa phương. Năm 2013, làng nghề được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Tàu hũ ky Mỹ Hòa - Bình Minh”. Năm 2017, tàu hũ ky Mỹ Hòa đoạt giải thưởng sản phẩm Đồng bằng sông Cửu Long. Đến ngày 4/8/2022, “Nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh" được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long gửi lời cảm ơn đến các hộ dân làng nghề làm tàu hũ ky ở xã Mỹ Hòa đã góp phần gìn giữ, phát huy và trao truyền lại cho các thế hệ kế tiếp loại hình di sản văn hóa truyền thống.
"Nghề làm tàu hũ ky là một di sản có đầy đủ các tiêu chí mang tính đại diện, thể hiện bản sắc của địa phương. Qua đó, phản ánh sự đa dạng văn hóa, sự sáng tạo của con người, minh chứng cho tình yêu, sự trân trọng giá trị lao động, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và tinh thần đoàn kết, tương trợ trong lao động của người dân tỉnh Vĩnh Long" - bà Quyên Thanh nói.
Làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa hiện có khoảng 30 hộ đang tham gia sản xuất (Ảnh: Báo Văn hóa). |
Chiều cùng ngày, tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên tổ chức hội thi nấu các món ăn chế biến từ tàu hũ ky. Hội thi là dịp để giới thiệu, tôn vinh các món ăn truyền thống chế biến từ tàu hũ ky.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có hai di sản phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là làng nghề làm tàu hũ ky ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh và lễ hội Lăng Ông Trà Ôn. Tỉnh Vĩnh Long còn có 66 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa. Riêng Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long lưu giữ hơn 27.000 tư liệu ảnh, hiện vật. |
Bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm Mô hình dệt thổ cẩm của đồng bào Chăm tại làng dệt Mỹ Nghiệp đang góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt thổ cẩm đã tồn tại hàng thế kỷ. |
Nghệ sĩ gốc Việt đối thoại với khán giả về phát huy bản sắc văn hóa trên đất Pháp Chiều 14/3 (giờ địa phương) tại Bảo tàng Quai Branly - Jacques Chirac (thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp), đã diễn ra cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa một số nghệ sĩ Pháp gốc Việt với khán giả về những nỗ lực gìn giữ và phát huy tinh thần, bản sắc Việt trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu. |