Việt Nam là hình mẫu về bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Sẽ trình UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới vào năm 2027 Dự kiến đến năm 2027, UBND thành phố Hồ Chí Minh sẽ hoàn thiện hồ sơ, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tham mưu Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đề nghị UNESCO xem xét đưa di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi vào danh mục Di sản thế giới. |
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam và UNESCO để phục vụ phát triển đất nước Ngày 28/2, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và định hướng hoạt động năm 2023. |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO Lazare Eloundou Assomo (Ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam). |
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên tích cực, đóng góp trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế; nhấn mạnh vai trò quan trọng của UNESCO trong việc góp phần duy trì, củng cố hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới nói chung cũng như góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa của nhân loại nói riêng.
Bộ trưởng cho biết, Việt Nam luôn là thành viên chủ động, tích cực, trách nhiệm của UNESCO, đóng góp cho các cơ chế quan trọng của tổ chức mà Việt Nam hiện là thành viên như: Hội đồng Chấp hành, Ủy ban Liên Chính phủ Công ước Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Công ước Bảo vệ sự đa dạng các biểu đạt văn hoá...
Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Việt Nam luôn coi trọng văn hóa và xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, nguồn lực, động lực cho sự phát triển; đánh giá cao sự hỗ trợ và ủng hộ của cá nhân ông Assomo cũng như Trung tâm Di sản thế giới đối với công tác công nhận, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam; bày tỏ tin tưởng các di sản thế giới tại Việt Nam đã và đang đóng góp hết sức tích cực cho việc nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương có di sản nói riêng, cũng như sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam và các bên liên quan đã mời và đón tiếp chu đáo, thân tình; bày tỏ rất ấn tượng khi lần đầu tới Việt Nam đã đi qua 6 tỉnh thành địa phương, thăm 3 di sản thế thế giới là Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Quần thể Danh thắng Tràng An, cảm nhận sâu sắc về cảnh quan tươi đẹp, con người và đất nước Việt Nam với truyền thống lịch sử hàng nghìn năm văn hiến.
Ông Asomo cũng đánh giá cao kết quả hội thảo quốc tế "Phát huy vai trò của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong phát triển bền vững tại Việt Nam" ngày 24/3 do Bộ Ngoại giao/ Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội chủ trì.
Qua các hoạt động tại Việt Nam, tiếp xúc và lắng nghe chia sẻ của cộng đồng, người dân, ông nhận thấy Việt Nam đã và đang làm tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thế giới.
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới đánh giá cao cách tiếp cận của Việt Nam trong việc cân bằng và hài hoà giữa bảo tồn và phát triển di sản, coi trọng bảo tồn di sản vật chất song song với phát huy giá trị phi vật thể của di sản.
Ông cho rằng Việt Nam là hình mẫu về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản và mong muốn kinh nghiệm của Việt Nam được chia sẻ với các quốc gia thành viên khác.
Giám đốc Assomo khẳng định Trung tâm Di sản thế giới luôn đồng hành và hỗ trợ hết sức Việt Nam trong công tác bảo tồn, phát huy các di sản thế giới, đồng thời cam kết sẽ xem xét, hỗ trợ trong phạm vi chức năng của mình đối với các hồ sơ đề cử di sản thế giới của Việt Nam trong thời gian tới (như các hồ sơ: Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc, Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê, Hang Con Moong…); cũng như tư vấn, hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy 8 khu Di sản thế giới của Việt Nam và ứng cử của Việt Nam vào Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027.
Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới cho đây là chuyến đi hết sức thực chất, hiệu quả, để lại những ấn tượng, cảm xúc không bao giờ quên và mong muốn được trở lại thăm Việt Nam nhiều lần nữa.
Nhận lời mời của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc, ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới UNESCO thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 24-27/3. Trong chuyến thăm, ông Assomo có các cuộc chào xã giao Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lãnh đạo các địa phương: Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, thăm và làm việc với một số Ban quản lý khu Di sản thế giới của Việt Nam và đồng chủ trì hội thảo quốc tế “Phát huy vai trò của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trong phát triển bền vững tại Việt Nam”. |
Trình diễn 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Phú Thọ Liên hoan trình diễn di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO ghi danh của Việt Nam lần thứ nhất năm 2023 sẽ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức dự kiến vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch) tại tỉnh Phú Thọ. |
Việt Nam trúng cử Phó Chủ tịch ủy ban bảo vệ đa dạng văn hóa của UNESCO Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 16 Uỷ ban liên Chính phủ (UBLCP) Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hoá (Công ước 2005) của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Việt Nam được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban, đại diện cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. |