Hoạt động kinh tế mở đầu cho chuỗi các sự kiện nhân 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan
Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm hiểu cơ hội mở rộng đầu tư kinh doanh tại các địa phương của Việt Nam Nhân dịp tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Mê Công – Hàn Quốc lần thứ 8 tại Hà Nội, ngày 04/12/2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Tae-ho, trưởng đoàn Hàn Quốc đã đến chào Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. |
Gặp gỡ Nhật Bản – Thái Bình: Nơi các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản tìm kiếm cơ hội đầu tư Sáng nay (25/11) tại Hà Nội, UBND tỉnh Thái Bình phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức hội nghị gặp gỡ Nhật Bản – Thái Bình. |
Theo TTXVN, đây là hoạt động ngoại giao kinh tế mở đầu cho chuỗi các sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (1976 - 2021), nhân dịp khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26/1/2021.
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành khẳng định Việt Nam là điểm đến thành công và an toàn của đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại và đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do Việt Nam có tăng trưởng kinh tế ổn định và vững chắc.
Điều này được khẳng định thông qua thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm qua, năm 2016-2020 đạt trung bình 5,9% - là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới; trong năm 2020 mặc dù chịu tác động của dịch COVID-19, Việt Nam đạt tăng trưởng dương ấn tượng với 2,91% và kiểm soát thành công dịch bệnh.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 đạt 174 tỷ USD; kim ngạch thương mại tăng từ 327,5 tỷ USD (năm 2015) lên 517 tỷ USD (năm 2019) và 527 tỷ USD (năm 2020) trong bối cảnh đại dịch COVID-19; khoa học công nghệ phát triển nhanh, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng đáng kể (từ vị trí 42 năm 2016 lên vị trí 17/131 quốc gia năm 2020).
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021 hết sức tích cực với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến tăng từ 6,1 - 6,8% theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: TTXVN |
Đại sứ Phan Chí Thành đánh giá cao thành công của các doanh nghiệp Thái Lan khi đầu tư tại Việt Nam; coi đây là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hợp tác kinh tế lâu dài và tốt đẹp, đặc biệt về đầu tư, thương mại Việt Nam - Thái Lan.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, các doanh nghiệp Thái Lan rất tích cực triển khai các hoạt động đầu tư, với 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng vốn đăng ký đạt 292,36 triệu USD, đứng thứ 7 về vốn đầu tư tại Việt Nam trong năm 2020.
Tính tổng lũy kế, các doanh nghiệp Thái Lan đã có 600 dự án và tổng vốn đăng ký đạt 12,84 tỷ USD, trải rộng trên nhiều lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, công nghệ cao, ô tô, công nghệ sản xuất, năng lượng, nông nghiệp, môi trường, điện tử, điện lạnh, bất động sản, nông nghiệp..., đưa Thái Lan trở thành nhà đầu tư lớn tại Việt Nam.
Đại sứ Phan Chí Thành khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc tiếp tục thực hiện các đột phá chiến lược nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Nguyên Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Tanee Sangrat khẳng định Việt Nam là một trong các thị trường đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Thái Lan kể từ khi khoản đầu tư đầu tiên của Thái Lan vào Việt Nam từ sau chính sách đổi mới. Các doanh nghiệp Thái Lan vào Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phạm vi đầu tư ngày càng mở rộng và gặt hái nhiều thành công.
Ông Tanee Sangrat cho biết mặc dù gặp phải một số vướng mắc, về cơ bản các doanh nghiệp Thái Lan đều hài lòng với kết quả hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, nhiều thương hiệu của Thái Lan, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ, rất phổ biến tại Việt Nam.
Đại sứ Phan Chí Thành và Đại sứ Tanee Sangrat trả lời câu hỏi của các nhà báo. Ảnh: Báo Nhân dân |
Ông đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh trong so sánh với các nước, mà còn đánh giá chỉ số môi trường đầu tư, kinh doanh giữa các địa phương thông qua bộ chỉ số PCI cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI.
Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, ông Sanan Angubolkul nhấn mạnh các lý do để doanh nghiệp Thái Lan đầu tư tại Việt Nam, trong đó gồm chính trị ổn định, kiểm soát thành công dịch COVID-19, lực lượng lao động dồi dào, chất lượng, các ưu đãi đầu tư hấp dẫn, thị trường nội địa tiềm năng với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng nên sức mua lớn, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng.
Đặc biệt, Việt Nam có mạng lưới FTA rộng mở với 17 FTA với 55 quốc gia, các FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP giúp tạo các cơ hội mới cho xuất khẩu của Việt Nam, các doanh nghiệp Thái Lan cần tận dụng ưu thế này để thiết lập các nhà máy sản xuất tại Việt Nam phục vụ xuất khẩu.
Bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc Công ty Amata Việt Nam khẳng định chiến lược đầu tư sang Việt Nam của Amata từ năm 1994 là rất đúng đắn. Amata dự kiến sẽ mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất tại Việt Nam và mong muốn các doanh nghiệp Thái Lan sẽ tranh thủ cơ hội thuận lợi để đầu tư sang Việt Nam trong thời gian tới. Bà Panichewa đề nghị doanh nghiệp Thái Lan đầu tư sang Việt Nam không những chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà cần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cộng đồng tại Việt Nam.
70 doanh nghiệp Việt Nam và Algeria tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc các nước vẫn đóng cửa biên giới đã ảnh hưởng nhiều đến quan hệ kinh tế song phương. Ngày 4/11/2020 tại thủ đô Algiers, Thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã phối hợp tổ chức hội thảo giao thương trực tuyến về khai thác tiềm năng thương mại và đầu tư giữa hai nước Algeria và Việt Nam. |
Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu ra mắt với nhiều kỳ vọng Chính thức đi vào hoạt động từ 22/10, Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam - châu Âu (EVBC) được kỳ vọng sẽ phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan hỗ trợ, giải đáp cho doanh nghiệp về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, bất cập về mặt thủ tục, chính sách. |