Hậu Giang: Phát huy sức mạnh tổng thể thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Khát vọng đột phá
Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 1/1/2004 trên cơ sở chia tách từ TP Cần Thơ. Khi mới thành lập, Hậu Giang là tỉnh nghèo khó nhất vùng ĐBSCL, với trên 80% đất sản xuất nông nghiệp và 79% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2004, quy mô kinh tế của tỉnh chỉ khoảng 4.700 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người khoảng 6 triệu đồng.
Trải qua 20 năm phát triển, Hậu Giang đã có những bước chuyển mình, đặc biệt là những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng nhanh và cao hơn bình quân cả nước |
Trải qua 20 năm phát triển, Hậu Giang đã có những bước chuyển mình, đặc biệt là những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng nhanh và cao hơn bình quân cả nước. Nổi bật là, năm 2023 đạt 12,27%, tiếp tục dẫn đầu khu vực ĐBSCL, đứng thứ hai cả nước. Quy mô nền kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt 58.505 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 8kin0,33 triệu đồng.
Nhằm tiếp tục phát huy những thành quả về kinh tế, xã hội, tận dụng lợi thế, tiềm năng, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (được phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg, ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
Theo đó, đến năm 2030, Hậu Giang đặt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng ĐBSCL; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 8,7%/năm; GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 150 triệu đồng/năm. Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 14%; khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 40%; khu vực dịch vụ khoảng 38%.
Cùng với việc phát triển kinh kế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội cũng không ngừng phát triển, môi trường sống trong lành. |
Tầm nhìn đến 2050, Hậu Giang xác định là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL; các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Những giải pháp chiến lược
Để hiện thực hoá những mục tiêu nêu trên, Hậu Giang đã huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Theo Chương trình số 274-CTr/TU triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Tỉnh ủy Hậu Giang ban hành, tỉnh sẽ quán triệt đầy đủ, toàn diện quy hoạch tỉnh trong các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội để thống nhất nhận thức và hành động. Đồng thời huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh để triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh nghiêm túc, tổng thể, toàn diện, là nhân tố quan trọng để đạt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm.
Hậu Giang cũng xác định sử dụng tối đa, hiệu quả các nguồn lực, công trình, dự án đã được đầu tư; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội. Đồng thời sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, nước; sắp xếp, phân bổ hợp lý không gian phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh. Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Con đường lúa gạo, chủ đề “Hành trình ngàn năm lúa gạo Việt” dài nhất được xác lập kỷ lục Việt Nam tại Hậu Giang vào cuối tháng 12, năm 2023. |
Để bảo đảm hoàn thành toàn diện các mục tiêu theo Quy hoạch, Tỉnh ủy Hậu Giang đề ra 3 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.
Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh.
Thứ hai, tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh bảo đảm hoàn thành toàn diện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong đó, có xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác trên cơ sở phù hợp với các quy định hiện hành, tạo hành lang pháp lý phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đồng thời tập trung nguồn lực triển khai kịp thời, hiệu quả các công trình, dự án được xác định trong quy hoạch tỉnh; hoàn thiện, khai thác cơ sở hạ tầng từ các dự án đã và đang thực hiện nhằm phát huy hiệu quả công trình, dự án mang lại. Hậu Giang cũng xác định sẽ ưu tiên các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa, phục vụ phát triển công nghiệp và dịch vụ logistics; đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, công nghệ số, đổi mới sáng tạo; tập trung nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tham quan các gian hàng tại Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024. |
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng đối với chính quyền, cơ quan, đơn vị trong thực hiện Quy hoạch tỉnh. Đặc biệt, Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội và đóng góp ý kiến, tạo đồng thuận xã hội, góp phần huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh.
Theo Bí thư tỉnh Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, tỉnh sẽ phát triển bền vững trên cả 03 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển. Tỉnh cũng sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nông nghiệp là trụ đỡ, công nghiệp là trụ cột phát triển; thương mại dịch vụ là động lực tăng trưởng, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống người dân.
“Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất và quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị về thực hiện có hiệu quả, toàn diện Quy hoạch thì tỉnh sẽ tăng cường phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội và đóng góp ý kiến, tạo đồng thuận xã hội, góp phần huy động sức mạnh của hệ thống chính trị và Nhân dân trong tỉnh triển khai thực hiện thắng lợi Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ông Nghiêm Xuân Thành khẳng định.
Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân tại Hậu Giang Ngày 11/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang đã phối hợp với Văn phòng phía Nam Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lớp bồi dưỡng công tác đối ngoại nhân dân năm 2024. Sự kiện đã thu hút khoảng 100 đại biểu từ các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh đến tham dự. |
Ông Nghiêm Xuân Thành: Hậu Giang sẽ bứt phá phát triển nhanh và toàn diện Trước khi được điều động về làm Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang vào tháng 7/2021, ông Nghiêm Xuân Thành là Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Vietcombank. Sau hơn 3 năm chịu trách nhiệm là người “đứng mũi chịu sào” cho sự phát triển của Hậu Giang, giờ đây công tác chuẩn bị cho đại hội Đảng khoá tới của tỉnh đã rục rịch bắt đầu. Thời Đại có cuộc trao đổi với ông Thành về công việc này, trong đó nhấn mạnh đến những hy vọng của Hậu Giang trong thời gian tới. |
Nông thôn mới tại Hậu Giang: Đổi thay diệu kỳ từ chính sách phát triển bền vững Những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại Hậu Giang đã đem lại nhiều kết quả nổi bật, tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn tỉnh nhà. |