Nông thôn mới tại Hậu Giang: Đổi thay diệu kỳ từ chính sách phát triển bền vững
Đột phá trong xóa đói giảm nghèo nông thôn
Theo Báo cáo số 601-BC/TU, ngày 05/9/2024 của Tỉnh ủy Hậu Giang tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã đem lại nhiều kết quả có ý nghĩa. Thông qua các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, cho hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ dạy nghề gắn với tạo việc làm, hỗ trợ về y tế và giáo dục, trợ giúp pháp lý, đời sống dân cư ở các xã nghèo, các vùng khó khăn đã tăng dần.
Mô hình trồng dâu tằm lấy trái ở Hậu Giang đã đem lại hiệu quả kinh tế cao |
Một trong những đột phá của công tác giảm nghèo chính là nỗ lực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Từ năm 2020 đến nay, gần 80.000 lao động tại Hậu Giang đã được giải quyết việc làm mới, trong đó có hơn 1.800 người được hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tạo đà phát triển cho nền kinh tế tỉnh nhà.
Địa phương cũng đã triển khai đào tạo nghề cho 44.099 người (trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo các dự án, tiểu dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia là 17.245 người), góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 61,19% (2020) lên 70,17% (6 tháng đầu năm 2024).
Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng triển khai hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Nhờ đó, hơn 02 triệu lượt đối tượng đã được hưởng trợ cấp, với kinh phí trên 979 tỷ đồng.
Toàn tỉnh đã xây dựng 77 mô hình giảm nghèo, thu hút 1.172 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia. Các mô hình chủ yếu hỗ trợ vật tư, nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ gia đình… với tổng kinh phí thực hiện trên 28.000 triệu đồng. Nhờ những nỗ lực trên, thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn của tỉnh cuối năm 2023 tăng 3,8 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo tại Hậu Giang đã giảm một cách hiệu quả và bền vững.
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, đầu năm 2019, toàn tỉnh có 14.489 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 7,18%) và 10.123 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 5,02%). Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 6.965 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,46%) và 7.167 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 3,56%). So với đầu năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 3,72%, biên độ giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trung bình 1,86%.
Nếu xét theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025, số hộ nghèo toàn tỉnh từ 12.989 hộ (chiếm tỷ lệ 6,45%) trong đầu năm 2022 đã giảm xuống 6.611 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,29%) ở cuối năm 2023. Chỉ trong vòng hơn 1 năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 3,16%, biên độ giảm đạt trung bình 1,58%.
Diện mạo làng quê thay đổi từng ngày
Trong những năm qua, chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Mô hình canh tác lúa thông minh ở Hậu Giang đạt lợi nhuận cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. |
Nếu như cuối năm 2020, toàn tỉnh chỉ có 32/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 62,75%), thì đến năm 2024 số xã đạt chuẩn nông thôn mới đã được nâng lên 41/51 xã (đạt 80,39 %). Số tiêu chí bình quân/xã: 18,2 tiêu chí/xã.Từ năm 2021 đến nay, Hậu Giang đã có thêm 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn nông thôn mới: huyện Châu Thành A, thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Một số mô hình nổi bật trong xây dựng nông thôn mới được người dân tích cực hưởng ứng và nhân rộng như: “Tuyến đường hoa kiểu mẫu, thân thiện với môi trường”, “Sáng từ ngõ, đẹp từ nhà”, “Câu lạc bộ tự quản bảo vệ môi trường", “Tuyến đường đẹp, dòng sông sạch”; “Tổ hội bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”...
Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng sạch đẹp, khang trang, các hình thức tổ chức sản xuất tại nông thôn ở Hậu Giang cũng ngày càng được đổi mới.Với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, từng bước xây dựng những mặt hàng nông sản chủ lực, đặc trưng cho từng địa phương, thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tập trung phát triển các sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân.
Cá Thát Lát - Một trong những sản phẩm OCOP đặc trưng của Hậu Giang. |
Hiện toàn tỉnh có 266 sản phẩm chủ lực được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 92 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, còn lại là sản phẩm OCOP 3 sao. Cụ thể, huyện Phụng Hiệp có 42 sản phẩm, trong đó HTX Kỳ Như có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tại địa phương, với 11 sản phẩm có nguyên liệu từ cá thát lát; thành phố Vị Thanh có 44 sản phẩm; huyện Châu Thành có 38 sản phẩm; huyện Châu Thành A có 33 sản phẩm; huyện Vị Thủy có 28 sản phẩm; thị xã Long Mỹ có 36 sản phẩm; huyện Long Mỹ 26 sản phẩm và thành phố Ngã Bảy có 19 sản phẩm.
Hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang đều được chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp như: ISO, VietGap, GlobalGap, GMP, HACCP…, cùng với công nghệ sản xuất, chế biến ngày càng tiến bộ, các chủ thể OCOP đã ứng dụng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, đổi mới mẫu mã, bao bì, tem nhãn sản phẩm... từ đó tạo ra các sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa mang tính thẩm mỹ cao, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Có thể khẳng định, từ những sản phẩm OCOP, Hậu Giang đã và đang nâng tầm giá trị nông sản, khẳng định vị thế trong phát triển sản phẩm địa phương và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ.
Hậu Giang thông qua chủ trương làm cầu và đường Nguyễn Chí Thanh 1.600 tỷ đồng Chiều ngày 24/7, tại kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cầu và đường Nguyễn Chí Thanh, bắc qua kênh xáng Xà No (thành phố Vị Thanh). |
Hậu Giang: viện trợ PCPNN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương Công tác vận động viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang thực hiện đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Những công trình cầu đường, trường học và cơ sở hạ tầng được xây dựng góp phần cải thiện điều kiện sống và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. |
Bình Dương, Hậu Giang phối hợp tặng quà "Tết Quân - Dân" và khởi công cầu dân sinh Ngày 6/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bình Dương và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang đã phối hợp thực hiện chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm hỗ trợ người dân khó khăn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, hưởng ứng "Tết Quân - Dân" năm 2025. Các hoạt động gồm: tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo và khởi công xây dựng cầu dân sinh, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương. |