
Hà Nội: “Hội thề trung hiếu" là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
![]() |
“Hội thề Trung Hiếu” đền Đồng Cổ, Hà Nội được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia (Ảnh: Báo Quân đội nhân dân). |
Đền Đồng Cổ (đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) được xây dựng vào thời Lý, gắn với “Hội thề trung hiếu”. Theo sử sách, bia ký để lại, hội thề do vua Lý Thái Tông (1028-1054) khởi xướng với mục đích răn dạy các quần thần tướng sĩ và con dân trong thiên hạ: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt”. Về sau hội thề vẫn được duy trì ở thời Trần và Lê. Ngày nay, Lễ hội đền Đồng Cổ và "Hội thề trung hiếu" được tổ chức vào ngày mồng 3 và 4 tháng tư âm lịch hằng năm.
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, mặc dù đây không phải là nơi gốc tích thờ Thần Đồng Cổ, bởi vốn nơi Đền thờ Thần Đồng Cổ ở Núi Đồng Cổ, xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, chỉ ở Đền Đồng Cổ, phường Bưởi, quận Tây Hồ mới có Hội thề Trung hiếu. Một lễ hội duy nhất, độc đáo và có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ tính cách Việt Nam, truyền thống Việt Nam.
Tại buổi lễ, đồng chí Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng ghi danh “Hội thề trung hiếu” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ. Sau nghi lễ đánh trống, chương trình nghệ thuật đặc sắc diễn ra hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân.
Nhân kỷ niệm 995 năm Lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ và “Hội thề trung hiếu”, UBND Quận Tây Hồ đã triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực như: Tọa đàm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Hội thề trung hiếu”; tổ chức chương trình ngoại khóa giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa cho học sinh; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng… Lễ hội đền Đồng Cổ diễn ra các hoạt động quan trọng như: Nghi lễ dâng hương; lễ thề; đội tế nam, sênh tiền hành lễ…
Tin bài liên quan

An Giang: Nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp
Các tin bài khác

Người giữ lửa nghề tương ở Đường Lâm

Nghề chế tác đầu lân, sư rồng: cùng mùa xuân, đem niềm vui đi khắp muôn nơi

Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Tôn vinh 200 bức ảnh tái hiện “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
Đọc nhiều

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

Thanh niên Việt - Trung gặp gỡ, chia sẻ lý tưởng và kinh nghiệm phát triển

UNESCO ghi danh Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân vào Ký ức Thế giới
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
