Giá vàng tuần tới vẫn chưa thể bứt phá?
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM chốt ở mức 56,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,00 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm nhẹ 50.000 đồng.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội chốt tuần ở mức 56,70-57,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cùng thời điểm, giá vàng 9999 thương hiệu NPQ đi ngang và chốt ở mức 50,60-51,40 triệu đồng/lượng. Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu chốt ở mức 50,71-51,41 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra)…
Trong tuần qua, giá vàng trong nước có nhiều biến chuyển tích cực khi diễn biến giá đã sôi động hơn các tuần trước. Biên độ dao động của giá vàng trong nước duy trì ở mức 400.000 đồng.
Tính chung cả tuần, giá vàng SJC tăng 350.000 đồng, giá vàng NPQ tăng 200.000 đồng. Tuy nhiên, giá vàng Doji giảm 150.000 đồng, giá vàng Rồng Thăng Long giảm 800.000 đồng.
Ảnh minh họa |
Giá vàng thế giới
Giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 7,4 USD lên 1.750,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 trên sàn Comex New York tăng 1 USD lên 1.748,7 USD/ounce.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước khoảng 8,2 triệu đồng/lượng.
Tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ 0-0,25%. Đây là lần thứ 12 liên tiếp FED không điều chỉnh lãi suất. Chính sách mới đưa ra sau kỳ họp với 9/18 quan chức của FED sẵn sàng ủng hộ việc nâng lãi suất vào năm tới để đối phó với lạm phát - ngân hàng trung ương Mỹ hiện dự kiến lạm phát sẽ ở mức 4,2% trong năm nay, cao hơn gấp đôi mục tiêu 2% được đề ra trước đó.
Cùng với đó, vụ việc "gã khổng lồ" bất động sản Evergrande của Trung Quốc đứng trên bờ vực phá sản vẫn còn hiện hữu với các nhà đầu tư, nhưng nhiều người tin rằng nếu Evergrande sẽ không trở thành một sự lây lan trên toàn thế giới.
Nhiều chiến lược gia cho rằng, chính phủ Trung Quốc cuối cùng sẽ không để Evergrande sụp đổ không kiểm soát. Evergrande cũng vừa đưa ra thông tin cho biết họ sẽ thực hiện các khoản thanh toán nợ mới nhất của mình.
Được biết, giá vàng kỳ hạn giảm dưới sức ép từ việc lợi suất trái phiếu Mỹ và nhu cầu đối với các tài sản rủi ro tăng cao, giữa bối cảnh các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào khả năng FED sẽ nâng lãi suất sớm hơn dự kiến. Vàng vốn được coi là “nơi trú ẩn” an toàn trong thời kỳ lạm phát cao, song việc FED tăng lãi suất sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng do điều này làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.
Tuy nhiên, giá vàng đang được hưởng lợi từ sự suy giảm của cổ phiếu trên toàn cầu. Tuy nhiên, đồng USD mạnh lên đang cản trở đà hồi phục của giá vàng. Giới đầu tư chờ đợi hành động của FED sau cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày.
Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt "lao dốc" Ngày 24/9, giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt được điều chỉnh giảm sâu. Dòng tiền của nhà đầu tư hiện đang tìm đến các loại tài sản có độ rủi ro cao là yếu tố gây áp lực lên mặt hàng kim loại quý này. |
Giá vàng SJC tăng mạnh 200.000 đồng/lượng Ngày 23/9, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng mạnh lên mức 56,70-57,35 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra. Trong khi đó, giá vàng thế giới biến động không rõ xu hướng khi mà giới đầu tư dường như đã định thần sau sự kiện “bom nợ” Evergrande nhưng phân tích thêm những tín hiệu về chính sách tiền tệ từ Mỹ. |
Ảnh hưởng của "bom nợ" Evergrande, giá vàng thế giới đã tăng trở lại Hôm nay (22/9), giá vàng thế giới đã tăng trở lại sau cú tụt giảm trong tuần trước. Cú sụt giảm trên thị trường chứng khoán với sự kiện “bom nợ” Evergrande khiến giới đầu tư tìm đến các kênh đầu tư an toàn. |