Đưa hàng Việt ra nước ngoài qua "kênh" kiều bào
Kiều bào ở các tỉnh Nam Lào được nhận những món quà phục vụ học tiếng Việt Ngày 2/6, tại thành phố Pakse (tỉnh Champasak, Lào) nhiều phần quà là những đồ dùng thiết yếu phục vụ việc dạy, học tiếng Việt của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã được Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse (TLSQ) trao đến cộng đồng người Việt Nam tại 4 tỉnh Nam Lào (gồm: Champasak, Attapue, Salavanh và Sekong). |
Nhà báo Mỹ đưa khoảnh khắc đời sống Việt ra thế giới Dù còn trẻ, phóng viên Amiad Horowitz đã có nhiều tác phẩm báo chí, chính luận về Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, làm cầu nối giúp cho bạn đọc quốc tế hiểu rõ hơn về Việt Nam, nhất là về đời sống của đất nước dân chủ xã hội chủ nghĩa. |
Đến tham dự có ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, và đại diện các Hiệp hội doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố Hồ Chí Minh; cùng sự tham gia của các khách mời trực tuyến là đại diện các đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Úc, Thái Lan, Ấn Độ; Lãnh đạo Hội Doanh nghiệp người Việt Nam ở các nước.
Quang cảnh hội nghị |
Cần tận dụng sức mạnh đoàn kết của trên 5 triệu kiều bào
Luật sư Nguyễn Tri Thắng - Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả (ACF) kiến nghị: Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thành phố cần thiết lập đường dây nóng phản ánh các sản phẩm, hàng hóa có dấu hiệu bị làm giả, làm nhái hoặc bị xâm phạm sở hữu trí tuệ; phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến hàng giả; tổ chức công bố những mặt hàng đang bị làm giả để người tiêu dùng được biết…
Kiều bào tham gia phát biểu ý kiến tại hội nghị |
Ông Nguyễn Ngọc Mỹ - Việt Kiều Úc, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết: trong thời gian qua, VAFIE có nhiều hoạt động quảng bá hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
Tại hội nghị, ông Mỹ cho rằng để đưa hàng Việt ra nước ngoài cần tận dụng sức mạnh đại đoàn kết của trên 5 triệu kiều bào đang sinh sống ở các nước bằng các cách thức như: sử dụng kênh phân phối sẵn có của kiều bào, thông tin và quảng bá sản phẩm qua các Hiệp hội người Việt Nam ở nước ngoài; tận dụng tính đột phá của công nghệ 4.0 để phát triển kênh thương mại điện tử và ưu tiên danh mục hàng hóa chất lượng cao để quá trình xuất khẩu được thuận lợi hơn...
Ông Phạm Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ - Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho rằng, việc đưa hàng Việt đi các nước qua kênh phân phối của người nước ngoài vẫn nhiều hơn kênh của người Việt và kiều bào. Về phương hướng trong thời gian tới, cần tiếp tục phát triển các kênh phân phối, quan trọng nhất là thiết lập mạng lưới doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Đây chính là đầu mối để phân phối, giới thiệu hàng Việt ra nước ngoài. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng hoạt động hội, mở rộng khả năng quy tụ và hỗ trợ các doanh nghiệp của các tổ chức.
Cần chú ý làm thương hiệu và thương mại điện tử
Tiến sĩ Trà My, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc cho biết, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử... Đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nông sản ôn đới.
Tuy nhiên, nhược điểm các sản phẩm của Việt Nam là giá trị sản phẩm thấp, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp, xuất khẩu nguyên liệu thô, giá trị phụ trội, thiếu chuỗi cung ứng hoàn chỉnh cho dòng sản phẩm. Ngoài ra, sản phẩm Việt Nam chưa có thương hiệu. Ví dụ sầu Riêng Musang King (Black Gold) của Malaysia bán được giá 3-4 triệu/1trái tại Trung Quốc, trong khi sầu riêng Việt chỉ 200-300 ngàn đồng mặc dù chất lượng sầu riêng cơ bản là như nhau.
Theo Tiến sĩ Trà My, trước khi có ý định xuất ngoại, hãy bảo vệ mình trước. Định vị thương hiệu CI thật chuẩn, hoàn thiện tốt thiết kế VI của mình. Doanh nghiệp Việt Nam phải biết các kênh bán hàng ở Trung Quốc hiện nay để tiếp cận. Ví dụ kênh truyền thống thì vẫn là tìm đại lý, tìm nhà phân phối; OEM gia công cho các thương hiệu; ngoài ra là những trang Thương mại điện tử truyền thống: là Taobao, JD; Alibaba, Ponduoduo.
Nhưng theo lời khuyên của TS Trà My, doanh nghiệp Việt nên tham gia vào thương mại điện tử xuyên biên giới. Tại Trung Quốc thì thương mại điện tử xuyên biên giới đã tăng gấp 10 lần trong 5 năm qua và mang về 300 tỷ USD/năm 2022 cho Trung Quốc.
Cũng theo TS Trà My dù sản phẩm tốt đến mấy, chúng ta hãy chủ động đi ra ngoài, hãy tìm đến các cơ quan ngoại giao của chúng ta, các văn phòng xúc tiến thương mại của chúng ta tại nước muốn đến, và sau đó là tìm đến Hội doanh nghiệp tại nước đó, thậm chí tìm đến bà con kiều bào, du học sinh tại nước đó, họ sẽ giúp bạn.
Trong khi đó, GS Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội doanh nhân người Việt tại Mỹ cho biết, tổ chức này rất mong muốn được phối hợp với TP.HCM tổ chức thường xuyên các sự kiện xúc tiến thương mại theo từng chuyên đề, chuyên ngành, trong đó sẽ hỗ trợ tổ chức tuần hàng Việt Nam tại Mỹ.
Ngoài ra theo GS Nguyễn Đình Phú, TP.HCM cần có những đánh giá hiệu quả trong các hoạt động xúc tiến thương mại cũng nhu cần xây dựng dữ liệu về ngành hàng, công ty, để Hội doanh nhân người Việt tại Mỹ và những hiệp hội kiều bào khác có thể liên hệ làm việc khi cần.
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị: Trong thời gian tới, Thành phố tiếp tục tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc vận động cụ thể là việc tăng cường thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, vận động, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp thành phố, phát triển hệ thống phân phối, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nhất là khu vực tập trung nhiều người Việt sinh sống…
|
Kiều bào Việt Nam tại Lào: Chuyến thăm của Chủ tịch nước sẽ thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị hai nước Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sớm 10/4, đông đảo bà con kiều bào, các doanh nghiệp, cùng các lưu học sinh Việt Nam đang làm ăn, sinh sống và học tập tại thủ đô Viêng Chăn đã có mặt tại sân bay quốc tế Wattay, Lào để tham dự lễ đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng đoàn cấp cao sang thăm chính thức nước CHDCND Lào theo lời mời của đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào. |
Đồng Nai sẽ hỗ trợ kiều bào ở nước ngoài "Đồng Nai sẽ hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi sinh sống, làm việc tại các nước sở tại cũng như khuyến khích và tạo điều kiện để đồng bào ta ở nước ngoài tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa – giáo dục của tỉnh”. Ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết như vậy tại Chương trình “Gặp gỡ Hữu nghị người Việt Nam ở nước ngoài” ngày 14/4/2023. |