Dù chỉ là tiếng nói nhỏ bé nhưng tôi muốn đem nó cho các nạn nhân da cam
Hạnh phúc giản đơn là được bên các con lâu hơn Đây là mong ước của ông Hoàng Công Uẩn và bà Phạm Thị Lê (Nam Định) cả 2 hiện đều là nạn nhân chất độc da cam. Hai vợ chồng ông Uẩn hiện cũng có 2 cô con gái bị di chứng nặng do chất độc da cam gây nên. |
Cần nhiều hơn sự đồng cảm với các nạn nhân da cam Trong và sau chiến tranh, chất độc da cam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khỏe nhiều thế hệ người Việt. Tuy nhiên, các nạn nhân da cam Việt Nam vẫn kiên cường, vượt lên hoàn cảnh để sống hạnh phúc và có lý tưởng, thậm chí còn giúp đỡ các nạn nhân khác. |
- Được biết, gần chục năm nay, bà cùng những người bạn quyên góp tiền xây nhà cho nạn nhân chất độc da cam. Điều gì đã khiến bà ấy làm như vậy?
Tôi biết rất ít thông tin về chất độc da cam và tác động tàn phá của nó trong nhiều năm đối với người dân Việt Nam và môi trường của họ. Đến từ Thụy Sĩ, tôi không có nhiều kiến thức thực tế về những việc tương tự thế này. Nhưng vào năm 2011, Đại sứ Hoàng Công Thuý và Hội nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (VAVA) mời tôi thăm Việt Nam để tận mắt chứng kiến hậu quả nặng nề đối với các gia đình nạn nhân của chất độc kinh hoàng này.
Ông ấy đưa tôi đến thăm một gia đình đang sống trong căn hộ nhỏ. Cô con gái đã hoàn toàn mất khả năng lao động trong hơn 30 năm kể từ khi sinh ra.
Họ cũng có một người con trai, anh ta bị mù và có khuyết tật nặng khiến việc đi lại rất khó khăn. Tuy nhiên, anh vẫn rất yêu đời và còn biết chơi cả đàn Bầu. Tôi rất cảm động và đã sáng tác một bài thơ tặng anh ấy.
Bà Maggie Brooks khởi công xây nhà tình nghĩa cho các nạn nhân chất độc màu da cam. |
- Bà có gặp khó khăn gì trong việc hỗ trợ những nạn nhân da cam hay không?
Rời Việt Nam, tôi biết rằng mình cần phải giúp đỡ để thể hiện tình yêu thương của mình đối với những người không may mắn như vậy. Tất nhiên, thật không dễ tìm được những người sẵn lòng giúp đỡ, đặc biệt là họ chưa từng tiếp xúc với đau khổ do bị phơi nhiễm cũng như chưa gặp những nạn nhân Việt Nam. Nhưng tôi đã có thể có được những điều tốt đẹp và ngôi nhà đầu tiên của chúng tôi đã được xây dựng.
Tôi được hỏi liệu tôi có giúp đỡ vì sự thương hại hay không và chắc chắn đó không phải là sự thương hại mà là tình yêu và sự quan tâm đến những người cần được cảm thông và thấy họ không bị lãng quên về những khổ đau của mình. Những bài phát biểu dài dòng và những lời tốt đẹp không bằng hành động chứng tỏ rằng bạn quan tâm và vì vậy ngôi nhà thứ hai và thứ ba... được xây dựng. Tôi đã cố gắng xây ít nhất một ngôi nhà mỗi năm. Người ta không cần có chung một thứ tiếng mà chỉ cần quan tâm và từ bỏ thứ bạn muốn nhưng rất có thể bạn không cần và ngạc nhiên là bạn có thể có tiền cho ngôi nhà đầu tiên nhanh như thế nào.
Tiếng nói của tôi là tiếng nói nhỏ bé trong đêm tối, nhưng tôi rất muốn đem lại tia sáng nào đó trong màn đêm và sự tuyệt vọng của các nạn nhân.
Maggie Brooks đã tận mắt chứng kiến hậu quả đối với các gia đình là nạn nhân của chất độc kinh hoàng này. |
- Điều gì ấn tượng nhất đối với bà sau khi hoàn thành các dự án?
Với cách làm thật khiêm tốn người ta dường như có thể nói sao chỉ làm như vậy. Nhưng không, chúng ta đừng bao giờ được nghĩ về quy mô của dự án mà nghĩ về mức độ chân thành của bạn trong tất cả những gì bạn làm. Một số gia đình tôi đã gặp trước đó nói về điều kiện sống của họ và sau đó khi ngôi nhà hoàn thành và được trao cho họ, không cần lời cảm ơn, chỉ cần nhìn vào ánh mắt của họ.
Chúng ta khỏe mạnh và Chúa đã ban cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta cần - không phải để chúng ta tích lũy mà để chia sẻ với những người có khó khăn, thiệt thòi.
Tôi học hỏi được rất nhiều điều từ việc gặp gỡ họ và nhờ có Đại sứ Thuý cùng VAVA tôi đã có cơ hội nhỏ bé để mang lại chút ánh sáng cho cuộc đời cùng khổ của họ.
Thứ trưởng, Đại sứ Hà Kim Ngọc tiếp bà Maggie Brook. |
- Cựu binh Thái, Mỹ, Úc, Hàn Quốc đều đã được công ty hoá chất Mỹ hỗ trợ. Hiện các nạn nhân da cam Việt Nam, Lào, Campuchia vẫn chưa được bồi thường, có sự phân biệt ở đây hay không?
Về chính phủ Hoa Kỳ, tôi không biết phải nói gì ngoại trừ trước hết họ cần phải thừa nhận với bản thân và thế giới rằng họ đã sai và hứa sẽ không bao giờ tái phạm và yêu cầu các công ty hóa chất đảm bảo không sản xuất và nên tìm cách tẩy độc. Và tất nhiên hai chính phủ cần đi đến thỏa thuận về việc chính phủ Mỹ và các nhà máy hóa chất sẽ đền bù như thế nào.
Những gì chúng ta làm trong cuộc sống dù lớn hay nhỏ đều không phải là những dấu chân chúng ta để lại mà chúng ta có thể nhìn thấy với tên của ai đó trên ngôi nhà... Điều quan trọng là chúng ta có thể để lại dấu ấn trái tim bởi vì dấu ấn trái tim không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận được.
- Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện này!
Tôi vẫn tin công lý sẽ đến với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Đây là nhận định của ông Hoàng Công Thuý, Nguyên Tổng thư kí Hội Việt -Mỹ. Ông từng là Phó trưởng Đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm New York năm 2007. |
Chưa dừng lại cho đến khi công lý được thi hành Sau khi một tòa án ở Pháp bác bỏ vụ kiện của bà Trần Tố Nga đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Việt Nam, ông Chuck Searcy, Chủ tịch Chi hội 160, Hội Cựu chiến binh vì Hòa bình (Mỹ); cố vấn quốc tế cho Dự án RENEW; Tổ chức phi chính phủ về chất độc màu da cam cho rằng phải tiếp tục đưa các vụ việc ra trước tòa án ở mọi cấp độ và không dừng lại cho đến khi các công ty hóa chất cũng như chính phủ phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của họ. |