Việt Nam thực hiện nhiều hành động hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không có biển
![]() |
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đỗ Sinh - PV TTXVN tại Thái Lan |
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, chương trình nghị sự của phiên họp trong 2 ngày 22 - 23/8 nhằm tiếp tục cập nhật tiến trình rà soát VpoA để hướng tới việc tổ chức Hội nghị LHQ lần thứ 3 về LLDCs vào năm 2024 tại Rwanda; điểm lại những thành tựu - hạn chế, các cơ hội - thách thức đang tồn tại và mới nổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến nghị chính sách nhằm củng cố tính tự cường và đáp ứng các nhu cầu đặc thù của các nước đang phát triển không có biển trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.
Trong bài phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Phan Chí Thành nhấn mạnh chỉ còn 1 năm nữa là đến thời điểm đánh dấu một thập kỷ VpoA được triển khai, nhưng tiến độ thực hiện 6 ưu tiên của chương trình đang gặp nhiều ảnh hưởng bất lợi từ các cuộc khủng hoảng trên toàn cầu. Những khó khăn kinh tế toàn cầu hiện nay như tăng trưởng chậm, lạm phát cao, mức nợ công cao đã làm giảm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và gây trì hoãn quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các các nước đang phát triển không có biển. Đại sứ khẳng định đây là thời điểm thích hợp để các nước cùng nỗ lực hơn nữa nhằm giải quyết những khó khăn và thách thức mới nổi mà LLDCs phải đối mặt.
Đại sứ cho biết là một quốc gia quá cảnh đang phát triển, Việt Nam đã thực hiện nhiều hành động trong khuôn khổ khu vực, tiểu khu vực và song phương để hỗ trợ các nước đang phát triển không có biển. Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều dự án và chương trình như Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) kết nối Việt Nam - Lào - Thái Lan - Myanmar, đẩy mạnh các hợp tác tiểu vùng sông Mekong…
Việt Nam cũng tham gia tích cực vào tăng cường kết nối ASEAN và các kế hoạch song phương khác như “Một biên giới - Một trụ cột” với Lào. Cam kết hỗ trợ mạnh mẽ của Việt Nam đối với LLDCs được nhấn mạnh với việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) và cuộc họp giữa năm của Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) vào tháng 7 năm nay, và cuộc họp cấp cao của LHQ về khu vực Âu-Á về cải thiện hợp tác trong lĩnh vực quá cảnh và tạo thuận lợi thương mại và Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững vào năm 2017.
![]() |
Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Phan Chí Thành tham dự Hội nghị. Ảnh: Đỗ Sinh - PV TTXVN tại Thái Lan |
Trên cơ sở những kinh nghiệm có được trong tiến trình phục hồi sau đại dịch, Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất: Thứ nhất, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, từ đó biến mô hình không có biển thành liên kết đất liền thông qua mở rộng năng lực thương mại và tiếp cận thị trường quốc tế. Để mang lại hiệu quả và bền vững, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần tập trung cả về số lượng và chất lượng của các dự án, cả về giao thông vận tải và tạo thuận lợi xuyên biên giới (hậu cần, thông quan...). Thứ hai, phát triển các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi sự xa xôi về địa lý như du lịch bền vững và kinh tế kỹ thuật số nhằm khai thác tiềm năng kinh tế của các LLDC. Thứ ba, tăng cường hợp tác vận tải qua các tuyến sông xuyên biên giới như sông Mekong, để tạo hướng mở đường biển cho các LLDC. Gần đây, vào tháng 1/2023, Việt Nam đã ký kết với Lào thỏa thuận kết nối 29 cảng dọc 1.800 km sông Mekong tại Lào với các cảng biển của Việt Nam.
Đại sứ Phan Chí Thành một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ và vững chắc của Việt Nam trong việc hỗ trợ và tăng cường hợp tác với các nước trong khối LLDC. Việt Nam luôn sẵn sàng đóng góp vào các mục tiêu và hành động chung hướng tới phát triển bao trùm, bền vững và tự cường, không để bất kỳ quốc gia nào, quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.
Nhóm các nước không có biển (Landlocked Developing Countries - LLDCs) là tập hợp các nước không giáp biển trong khuôn khổ LHQ, bao gồm 32 quốc gia thành viên, trong đó 2/3 nằm ở châu Á và châu Phi. Nhóm LLDCs được LHQ cùng với các cơ quan chuyên trách như Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Văn phòng Đại diện cấp cao của LHQ cho các quốc gia kém phát triển, các quốc gia đang phát triển không giáp biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (UN-OHRLLS)... quan tâm sâu sắc do bất lợi đặc thù về địa lý, cản trở khả năng giao giao thương và đa số là các nước kém hoặc đang phát triển.
Theo Đỗ Sinh - Huy Tiến/TTXVN
https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-thuc-hien-nhieu-hanh-dong-ho-tro-cac-quoc-gia-dang-phat-trien-khong-co-bien-20230822144417908.htm
Tin bài liên quan

Thanh niên Việt - Trung gặp gỡ, chia sẻ lý tưởng và kinh nghiệm phát triển

Hậu phương quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh
Các tin bài khác

Lễ kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và LB Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định thành lập 15 đảng bộ thuộc Đảng ủy Chính phủ

Ông Trương Cảnh Tuyên được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Cần Thơ

Chủ tịch nước Lương Cường: Tăng cường lòng tin chính trị giữa các nước Đông Nam Á
Đọc nhiều

Dự án của WVI góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, trẻ em ở Thanh Hóa

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

30/4 trong ký ức bạn bè quốc tế

Đồng bào dân tộc Khmer đóng góp thiết thực vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
