Việt Nam nên áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20%
Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng. (Ảnh: Mai Anh) |
Hội thảo do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tổ chức HealthBridge Việt Nam thực hiện nhằm thực hiện kế hoạch quốc gia phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.
Phát biểu tại hội thảo, bà Angela Pratt, Trưởng đại diện WHO Việt Nam cho biết, trong 10 năm qua, người dân Việt Nam đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, mỗi người tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần khiến tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.
Thảo luận về các biện pháp hiệu quả để làm giảm sử dụng đồ uống có đường, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm đánh giá cao hiệu quả của việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Báo cáo của WHO năm 2023 cho thấy đã có khoảng trên 110 quốc gia áp dụng thuế nước ngọt. Việc tăng thuế 20% với điều kiện thuế tăng được chuyển hết vào giá sẽ làm giảm khoảng hơn 20% tiêu thụ nước ngọt.
Bên cạnh đó, việc áp thuế còn giúp tăng thu cho ngân sách và có tác động tích cực lâu dài tới sức khỏe nhân dân. Toàn cầu ước tính nếu tăng thuế ở mức 50% thì sẽ giảm được 2,2 triệu ca tử vong trong vòng 50 năm.
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam (bên phải). (Ảnh: Mai Anh) |
Ông Nguyễn Tuấn Lâm khuyến nghị, Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ và cân nhắc đánh thuế theo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích các sản phẩm giảm đường. Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường như: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học, giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên…
Cơ chế tác động của việc áp dụng thuế với đồ uống có đường đối với sức khỏe nhân dân. |
Theo ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, đi cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, các sản phẩm đồ uống có đường ngày càng phổ biến trên thị trường. Việc sử dụng đồ uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra thừa cân, béo phì, làm tăng hàm lượng calo, tăng khả năng bị đái tháo đường cấp 2, tăng mỡ máu, rối loạn biến chứng bệnh tim mạch, đột quỵ…
Ông Hồ Hồng Hải hy vọng, hội thảo sẽ là diễn đàn để cập nhật các kiến thức hữu ích cũng như thảo luận về các biện pháp làm giảm sử dụng đồ uống có đường, hạn chế tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh, tạo ra những ảnh hưởng tích cực có lợi cho sức khỏe nhân dân.
Ngày 25/2/2024 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP về đề nghị xây dựng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và gửi Bộ Tư pháp tiến hành thủ tục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. |
Việt Nam tham dự Hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Indonesia Ngày 9/11, Hội chợ quốc tế về thực phẩm, đồ uống SIAL InterFood 2022 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm hội chợ Jiexpo Kemayoran của Indonesia với sự tham dự của gần 900 doanh nghiệp đến từ 27 quốc gia trong và ngoài khu vực. |
Quảng bá công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam tại Thái Lan Nhằm góp phần quảng bá ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam ra Thái Lan và thế giới, ngày 7/7, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan phối hợp Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức sự kiện trải nghiệm hương vị Việt Nam (Tasting Vietnam) 2023 tại khách sạn Okura Prestige Bangkok, Thái Lan. |