Trang chủ Gia đình Việt
10:51 | 11/03/2019 GMT+7

Văn hóa hầu đồng và nguy cơ biến tướng

aa
Người ra hầu đồng có đủ các lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Làm thế nào để nét đẹp văn hoá trong tâm linh tín ngưỡng của người Việt không bị biến tướng thành mê tín dị đoan hay lãng phí là điều thực sự đáng bàn.
Lo ngại biến tướng trong dâng sao giải hạn Nhiếp ảnh gia người Mỹ xuất bản sách ảnh về Hầu Đồng Việt Nam Nghi lễ hầu đồng lên sân khấu

Từ tháng giêng âm lịch kéo dài cho đến tháng ba, khắp đền nọ, phủ kia lại rộn ràng điệu múa lời ca của những thanh đồng từ ông Bẩy Bảo Hà, Chầu bé Bắc Lệ, cô Chín đền Sòng cho đến ông Hoàng Mười Nghệ An… Thanh đồng có khi chỉ là cô bé, cậu bé mới vừa lên 6 tuổi, còn đang tập đánh vần nhưng trong giá hầu đã trở thành một quan hoàng, quan quận. Hay lắm khi một bà bán rau bỗng chốc trong giá đồng lại thành một cô bé yểu điệu thục nữ, xinh dẹp dịu dàng, toàn thân lấp lánh.

Người ra hầu đồng có đủ các lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Làm thế nào để nét đẹp văn hoá trong tâm linh tín ngưỡng của người Việt không bị biến tướng thành mê tín dị đoan hay lãng phí là điều thực sự đáng bàn.

Gia đình túng quẫn, vợ chồng lục đục vì hầu đồng

Kể cũng lạ, cậu Nghĩa - thanh đồng nức tiếng của Hà Thành bảo: “Thanh đồng mà chỉ cần nhìn thấy nhau một cái là biết liền, biết ngay người đó là thanh đồng. Người có căn có quả, cái phong thái cốt cách cũng khác người thường, nhưng bây giờ có nhiều đồng đua, đồng đú, bọn đồng non thì làm sao bằng đồng già”. Đồng già là người ra hầu cửa thánh lâu năm tường tận từng giá hầu.

Cậu Nghĩa bảo: “Nhiều đồng lắm tiền nhiều của, mở giá hầu hết cả vài trăm triệu là để khoe mẽ đồng sang, đồng xịn. Sang hay xịn còn phụ thuộc vào đồng có biết lễ nghi phép tắc nhà Thánh hay không?! Thanh đồng thứ thiệt là thanh đồng thuộc từng lời văn, hiểu từng câu hát, lời thơ với cảnh hoà hợp, vào vấn hầu người đến dự hầu bị cuốn, bị say theo từng giá hầu.

van hoa hau dong va nguy co bien tuong
Giá hầu vấn cô Sáu trong tam, tứ phủ.

Người ta chỉ tưởng rằng ra hầu đồng là những người đã lớn nhưng nhiều năm trở lại đây thanh đồng lại phần nhiều là những người trẻ tuổi, ngoài những chàng trai cô gái xinh đẹp thì có những em bé mới 6 tuổi đã ra hầu đồng. Cảnh tượng cậu bé Đức Anh, Hoàn Kiếm, Hà Nội say trong lời ca tiếng hát, đập bàn, đứng lên múa trong giá đồng trong giá quan thật uy nghi và đáng yêu.

Người nhà cậu bảo: “Cậu” có căn có quả nên trước sau gì cũng phải ra hầu cửa Thánh cửa Mẫu, vậy thì cho cậu hầu sớm, trước là để xin chư Phật, chư Thánh chứng cho tâm thành, sau là để cho cậu không ốm quặt quẹo”. Nhiều người cung kính, lễ bái khi “cậu” vào giá quan Hoàng Bẩy: “Lạy cậu ạ, cậu cho con thêm tài thêm lộc, cậu cho con đi một về mười, cậu cho tốt tươi, tươi tốt. Lạy cậu, cậu múa đẹp quá ạ!”. Bà Nga làm ở một công ty bảo hiểm nhiều năm đi dự hầu của người quen. Một ngày đẹp trời bà về nhà tuyên bố với mọi người bà phải ra trình đồng vì Thánh đã “chấm đồng”.

Vốn nhiều năm theo thanh đồng dự hầu bà biết chút chút rồi mời thầy về chỉ bảo thêm. Những năm đầu hầu cửa Thánh, cửa Mẫu công việc của bà trôi chảy, việc kí các hợp đồng xuôi chèo mát mái, bà bảo: “Thánh thương nên cho ăn lộc”. Nhưng hai ba năm trở lại đây công việc không còn thuận lợi, cô con gái lấy chồng làm ăn thua lỗ, tài sản phải mang đi cầm cố, bà Nga lo tiền cho con gái và con rể đến điêu đứng, nhiều người khuyên bà thôi thì cứ khất đồng (hoãn không hầu đồng nữa xin khất) khi nào có tiền rồi mới lại tính chuyện hầu đồng sau.

Nhưng bà nhất quyết không chịu, bà bảo: “Thánh không như Phật, trái ý thánh thì thánh phạt, thuận ý thánh thì thánh thương, vừa mới ra hầu được hai năm giờ khi khất thì thánh vật cho chết”. Bà Nga còn cường điệu: “Có khi lúc ấy đến cái bát mẻ để ăn cơm cũng không còn”. Bà Nga cho rằng, đã không hầu thì thôi mà hầu thì phải lịch sự.

Vậy là, vốn lâm vào cảnh túng bấn, bà Nga càng túng quẫn hơn, giật gấu vá vai, vay mượn nhằng nhịt để làm cái lễ hầu, những mong sau hầu có lộc, mọi chuyện được thông đồng bén giọt. Bà mua hoa tươi dâng đủ các ban, sắm lễ to hoành tráng, lộc mang về cho người đến dự hầu cũng phải khệ nệ túi to, túi nhỏ. Tiền vung ra để tung tuy là mệnh giá thấp 5.000 đồng và 2.000 đồng nhiều hơn cả lá tre. Nhưng tiền tặng người đến dự hầu và tặng cung văn, tay quỳnh, tay quế sau mỗi giá lên đến hàng trăm triệu, vàng mã đốt nghi ngút, lửa cháy rực, khói mù mịt. Nhưng rồi, hầu xong lộc đâu chưa thấy chỉ thấy nợ lại càng thêm nợ.

Cô Mai là giáo viên tiểu học nhà ở ngõ Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tuổi cô đã ngoại tứ tuần mà vẫn chưa được tấm chồng nào, nghe có người mách ra hầu đồng sẽ được Mẫu thương. Vậy là cô ra hầu cửa Thánh. Vào giá hầu cô cũng say theo cung đàn tiếng nhạc, lời ca, lúc vào giá quan Tam cô cũng lẫm liệt uy nghiêm, phong độ. Đến giá quan Hoàng cô cũng rất mực phong lưu, đến giá cô bé cô nhí nhảnh, yêu kiều, đến giá cô Bơ Thoải cô sầu muộn nỉ non. Cô ra hầu đồng được hai năm thì tình đến rồi tình lại tan, có duyên mà chẳng có phận. Nghĩ lại đời mình như nước chảy mây trôi, chưa có thuyền nào neo đậu, nên đến giá cô Bơ cô lại chảy nước mắt khóc thầm. Vậy mà, cô vẫn quyết chí đi hầu nhiều, cô nhớ cái ngày cô có vấn hầu ở Chúa Thác Bờ, Hoà Bình.

Ngôi đền của chúa Thác Bờ nằm treo leo trên lưng chừng núi, mặt cửa đền hướng ra dòng sông nước chảy lặng lờ phía trước, khung cảnh hữu tình như một bức tranh thuỷ mặc. Đến một ngày cô cũng nên duyên với người khách thập phương đến vãng lai cửa chùa Thác Bờ ngây ngất xem cô hầu đồng. Cô nên duyên vợ chồng với một ông giáo hơn cô chục tuổi, mất vợ đã lâu.

Từ ngày lấy chồng đến nay đã hai năm nhưng cô vẫn chưa có con, cô bảo: Mỗi năm hai vấn hầu, xuân thu nhị kì, vào mùa xuân và mùa thu sẽ ra hầu để các thánh thương sẽ cho một mụn con. Nhưng vì chuyện này mà vợ chồng cô lại bất hoà, thấy vợ hầu tiêu tốn mỗi lần đến dăm, bẩy chục triệu đồng, chồng cô tiếc tiền. Ông cằn nhằn bảo, lương giáo viên ba cọc ba đồng, mở hầu thế thì còn tiền đâu để dưỡng già.

van hoa hau dong va nguy co bien tuong
Thanh đồng vào giá quan Hoàng Mười.

Ông lại cho vợ mình là người mê tín dị đoan, tin tâm linh mù quáng mà không biết suy xét phân biệt đúng sai. Cô Mai thì nghĩ chồng mình là kẻ bủn xỉn, tiếc tiền với cửa Mẫu. Thế nên hai bên hục hặc với nhau không biết bao lần, cuộc hôn nhân của cô ít nhiều sóng gió.

Ông Trần Tuấn M là một đại gia kinh doanh bất động sản ở quận Lê Chân, Hải Phòng. Về kinh tế thì ông no đủ dư thừa, duy chỉ việc khiến ông sầu muộn là cậu quý tử đến tuổi trưởng thành chỉ mải ăn chơi. Ngoài việc chơi bời lêu lổng, không chịu học hành, cậu còn “đập đá”, hút cần. Nghe mách nước, ông thuê người hầu đồng để giải hạn, giải vía.

Tiền đổ vào mỗi giá hầu đồng không ít. Hầu thuê là cậu Hùng ở Hà Nội, một thanh đồng nức tiếng trong giới hầu đồng. Lắm khi cậu Hùng về tận Nghệ An có đất ông Hoàng Mười ngự để vào vấn hầu cho linh thiêng. Rồi lại về Đền ông Hoàng Bẩy ở Bảo Hà, hay Công Đồng Bắc Lệ ở Lạng Sơn. Thông thường mỗi năm người ta chỉ một lần đầu năm hoặc hai vấn hầu vào đầu năm và cuối năm thì ông M lại cho hầu bất kể khi nào.

Lúc kinh doanh của ông gặp trục trặc, ông cho người mời cậu Hùng hầu. Lúc thằng con của ông lô đề cờ bạc, hút hít ông cũng cho hầu. Khi sức khoẻ không tốt ông cũng mời hầu. Riết rồi thành quen, cả năm ông có tới sáu bẩy vấn hầu. Ô M bảo lâu lâu dăm bữa nửa tháng mà không nghe thấy hát văn, mắt không nhìn thấy người hầu là ông lại thấy nhớ nhớ, thiếu thiếu một cái gì đó, ông lại mời cậu Hùng chuẩn bị sắm sửa làm lễ hầu cho ông.

Chẳng biết thực hư ông M sắm sanh mỗi giá hầu bao nhiêu tiền, chỉ biết riêng cái dàn vàng mã đã đến dăm ba chục triệu, còn tiền lộc chia quà cho hơn ba chục người ngồi đấy, cả cung văn và người dự hầu… Sau mỗi giá hầu, tiền phát chia lộc cho mỗi người là 200 nghìn đồng. Tính ra 40 người là 8 triệu đồng. Mà 20 vấn hầu đã tiêu tốn 160 triệu. Chưa kể tiền quà lễ bày biện, lộc bánh trái, dầu gạo cho mỗi người đến dự khi về đều khệ nệ một túi quà to.

Tiền chi ra không ít, vàng mã chất hàng đống, ngựa mã bày hàng đàn rồi đốt nghi ngút, tiền lộc chia cho người đến dự cứ hàng thếp mệnh giá 200 nghìn đồng mới tinh. Cứ thếp này vừa hết, thếp khác lại vung ra. Tiền tung lả tả. Ông M cứ hy vọng, cho rằng chuyện hầu Thánh là “có bệnh thì vái tứ phương”, biết đâu “cô cho ăn lộc thì muốn làm người thường cũng khó”.

Những kiểu hầu đồng trái khoáy

Phủ Dầy ở Nam Định tháng giêng đông người trảy hội. Nơi đây là thủ phủ của những thanh đồng. Khắp các phủ, các ban từ ban Công đồng, cho đến ban Tam Toà Thánh Mẫu, ban Đức Thánh Trần, bà Mẫu Thượng Ngàn và 24 cô Sơn Trang, ban trong ban ngoài, ban chính giữa, bên phải, bên trái đều dập dìu người đến hầu, nhộn nhịp tiếng đàn tiếng hát. Người đến dự hầu ngồi chật kín, khách thập phương đến lễ bái lại tò mò vui mắt đứng nhìn, tạo không khí đông vui nhộn nhịp. Nhưng nhộn nhịp quá lại thành nhộn nhạo. Cung văn bên nào cũng muốn thể hiện, họ hát và bật loa rõ to, loa bên này chĩa vào bên kia.

van hoa hau dong va nguy co bien tuong
Dàn “ông ngựa” chuẩn bị đốt cho lễ hầu đồng.

Bên cung của Công đồng, một thanh đồng đang vào giá Hoàng Mười, khoác lên bộ gấm màu vàng của quan Hoàng Mười, thanh đồng cầm gươm uy nghi lẫm liệt hoà và say trong câu hát của cung văn: “Đường về Nghệ An ngàn mây xanh thắm/ Nắng sớm long lanh núi Hồng soi bóng dòng Lam/ Tiếng chim ca hoà trong gió líu lo rộn ràng/ Về Nghệ An thấy lòng xuyến xao nghe danh thơm ông Hoàng Mười vang…” thì ngay ở ban Sơn Trang đã thấy cung văn bên này tấu lời ca tiếng nhạc cô Bơ: “Lược ngà rẽ mái tóc mây/ Nón kinh cô Bơ đội chân đi hài thêu hoa/ Ngọt ngào má phấn môi son/ Lưng ong yểu điệu vẻ còn tốt tươi/ Vẻ thiên nhiên hình dung cô từng thước/ Gót hài hoa càng bước càng xinh…”.

Hai tay quỳnh, tay quế (nâng khăn sửa túi cho thanh đồng) cô Bơ dịu dàng yểu điệu, mặt hoa da phấn - vẻ đẹp của thiếu nữ tuổi vừa xuân xanh. Bên nào cũng muốn hút người dự hầu nên loa hát càng ngày càng to, nhạc càng ngày càng lớn, người đi dự hầu của thanh đồng bên này nhìn sang “nhà” của thanh đồng bên kia. Mắt của người đi dự hầu được dịp đảo liên tục hết nhìn Hoàng Mười lẫm liệt lại nhìn cô Bơ “mặt ngài, mắt phượng, miệng cười nở hoa”. Chính vì không bên nào chịu nhường bên nào mà đã từng có chuyện hai cung văn xông vào choảng nhau, kẻ túm cổ, người xé áo khiến cảnh tượng càng thêm hỗn loạn.

Hoạt động tín ngưỡng hầu đồng trong tam, tứ phủ của người Việt hiện nay phổ biến ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung, hiếm thấy ở miền Nam. Đã có một thời gian dài hầu đồng bị cấm đoán và mai một. Theo nhiều nhà nghiên cứu như Giáo sư Trần Lâm Biền, hay nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, Giáo sư Ngô Đức Thịnh đều cho rằng hoạt động này ngày nay có nhiều chỗ sai biệt, thậm chí là lệch lạc và phản cảm, gây méo mó hình ảnh của tín ngưỡng thờ Mẫu trong tam, tứ phủ của người Việt.

Thậm chí đã có những người lợi dụng việc lên đồng để kiếm lời bằng cách buôn thần bán thánh, vờ vịt phán bảo, vờ cho là thánh nhập, làm mất đi vẻ đẹp trang trọng, linh thiêng của tín ngưỡng. Nghi thức tín ngưỡng thờ Mẫu hay còn gọi là hầu đồng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nghiên, nếu không gìn giữ và duy trì đúng cách thì di sản phi vật thể này sẽ bị biến tướng và tác động xấu đến đời sống văn hóa tâm linh.

Xem thêm

van hoa hau dong va nguy co bien tuong Đi tìm chế tài xử lý biến tướng “tour 0 đồng”

Trong quý 1/2018, Quảng Ninh đón 4,6 triệu lượt du khách, tăng 21% so với cùng kỳ, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên ...

van hoa hau dong va nguy co bien tuong HoREA: Condotel, officetel, shophouse đang biến tướng thành nhà ở

Theo quy định, condotel, officetel, shophouse không hình thành đơn vị ở (chưa tính chỉ tiêu dân số). Thế nhưng, các công trình condotel, officetel, ...

Hà Nội: Xe điện tự hành "biến tướng" thành xe tốc độ cao, trẻ nhỏ thi nhau "đua" ở phố đi bộ

Những chiếc xe điện tự hành đã được nhiều tiểu thương cải tạo có tay lái giúp trẻ nhỏ dễ điều khiển, tuy nhiên, việc ...

Theo Trần Mỹ Hiền
Nguồn: Công An Nhân Dân

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Sóc Trăng: 200 nghệ nhân hòa tấu nhạc ngũ âm Khmer lập kỷ lục Việt Nam

Tối 11/11, tại Quảng trường Bạch Đằng (tỉnh Sóc Trăng) 200 nghệ nhân, nhạc công, diễn viên Khmer đã tham gia biểu diễn hòa tấu nhạc ngũ âm, xác lập kỷ lục Việt Nam về " Chương trình diễn nhạc ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng quy mô lớn nhất Việt Nam".
70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc - Nam.
Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Ra mắt 6 cuốn tranh truyện vinh danh làng nghề thủ công Việt Nam

Nhà xuất Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho các em nhỏ.
Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Ngày 1/10, Bảo tàng thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp “Khôi phục và truyền dạy nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ năm 2024”.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động