Vai trò của luật pháp quốc tế và nâng tầm vị thế Việt Nam trong xây dựng luật quốc tế
Tọa đàm “Tình hình thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của luật pháp quốc tế”. (Ảnh: ĐInh Hòa) |
Tham dự buổi tọa đàm có ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Hội đồng Quỹ; ông Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội; đại diện Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một số tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và đông đảo giảng viên, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Đây là dịp để các đại biểu trao đổi chia sẻ về các vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế, các thách thức đối với quá trình xây dựng, thực thi luật quốc tế và đề xuất phương án cho Việt Nam trong việc tận dụng thời cơ và ứng phó trước những thách thức khu vực và toàn cầu.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, thế giới trong những năm gần đây đang trải qua nhiều biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Các thách thức an ninh phi truyền thống, như an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... đang tiếp tục diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia.
Những yếu tố đó đang đặt ra cho pháp luật quốc tế nhiều thách thức, đồng thời tác động trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi mới, vừa mang đến những khó khăn, đòi hỏi cần phải luôn theo dõi, bám sát tình hình, vận dụng phương pháp khoa học để đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, để đề ra đường lối, chính sách, sách lược kịp thời.
Ông Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội. (Ảnh: Đinh Hòa) |
Theo ông Tô Văn Hòa, tọa đàm được tổ chức nhằm phân tích bối cảnh, tình hình quốc tế hiện nay, những xu hướng lớn trong quan hệ quốc tế, xác định những thách thức đối với vai trò của luật pháp quốc tế trong việc duy trì hòa bình xử lý các vấn đề quốc tế hiện tại cũng như trong định hình tương lai của trật tự thế giới.
Từ đó đánh giá những tác động, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc vận dụng luật pháp quốc tế trong đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, trong công tác nghiên cứu, tham mưu và triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam đến năm 2030 cũng như mục tiêu nâng tầm đối ngoại đa phương và trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã nghe 2 tham luận: "Những đặc điểm, xu thế chính của tình hình thế giới hiện nay và tác động đối với châu Á" và "Những thách thức đối với vai trò của luật pháp quốc tế hiện nay và hàm ý chính sách đối với Việt Nam" do diễn giả Đại sứ Nguyễn Đăng Quang, Ủy viên Ban thường vụ Quỹ và GS.TS. Đại sứ Đặng Đình Quý, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao trình bày.
Sau phần tham luận, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tình hình an ninh tại các khu vực, vai trò quan trọng của luật pháp quốc tế, nâng tầm vị thế Việt Nam trong xây dựng luật quốc tế, phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế… Đồng thời đánh giá tác động có lợi và không có lợi của luật pháp quốc tế đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là đối ngoại nhân dân.
Ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam. (Ảnh: Đinh Hòa) |
Kết luận tọa đàm, ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Thường trực Hội đồng Quỹ đánh giá cao tham luận của hai diễn giả và những ý kiến phân tích sâu sắc, đóng góp tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu. Các ý kiến đều mang tính xây dựng trong việc vận dụng, tuân thủ pháp luật quốc tế, giúp Việt Nam trở thành thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng.
Đức khẳng định việc trừng phạt Nord Stream-2 là trái với luật quốc tế Đại sứ Đức tại Nga đã lên án các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào dự án Nord Stream-2 và cho rằng điều này trái với luật pháp quốc tế. |
Khẳng định vai trò thượng tôn của luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông Nhóm bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 mới đây đã chính thức ra mắt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ. Đây là sáng kiến do Việt Nam và Đức đưa ra, được các nước thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ và đánh giá cao, coi đây là một diễn đàn có thể thảo luận cởi mở vấn đề luật biển, thu hẹp bất đồng, cam kết đóng góp cho UNCLOS 1982 một cách hòa bình, khẳng định vai trò của luật pháp quốc tế trên biển Đông. |