Truyền thông Hong Kong (Trung Quốc): Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng Chiều ngày 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới". |
Vải thiều Việt Nam gây ấn tượng mạnh với bạn bè quốc tế Để quả vải lan tỏa nhiều hơn trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần phải đáp ứng tiêu chí an toàn thực phẩm của nhiều khu vực dân cư, nhiều nền văn hóa khác nhau, đồng thời xây dựng thương hiệu quả vải gắn với văn hoá Việt Nam... đó là những ý kiến đóng góp của các nhà ngoại giao nước ngoài với loại trái cây mà họ cũng rất yêu thích. |
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt Hà Nam. Ngành dệt may 'cán đích' với doanh thu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN |
Bài viết nhấn mạnh với sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng, kinh tế Việt Nam đã bật tăng mạnh mẽ trong quý II vừa qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng mạnh nhất trong gần 11 năm trở lại đây.
Điều này dự kiến sẽ thúc đẩy GDP trong 6 tháng đầu năm của Việt Nam tăng 6,42% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa kỳ vọng 5,5% của chính phủ. Cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam chỉ đạt mức tăng trưởng 2,04%.
Khi công bố số liệu trên vào ngày 29/6, Tổng Cục Thống kê Việt Nam nhấn mạnh so với các nước ASEAN và các nước khác trên thế giới, đây là mức tăng trưởng khá cao, đồng thời cho biết Việt Nam cũng đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo tác giả, sau khi Việt Nam từng bước dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vào cuối năm 2021, các ngành công nghiệp và nhà máy trong nước đã khôi phục hoàn toàn hoạt động sản xuất, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam phục hồi mạnh mẽ.
Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 185,94 tỷ USD, sản xuất công nghiệp tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Bloomberg, sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam là nhờ các biện pháp kích thích 15 tỷ USD do chính phủ ban hành cũng như chính sách tiền tệ nới lỏng. Điều này có lợi cho việc nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam, giúp quốc gia Đông Nam Á này trở thành điểm đến đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp khó khăn.
Tuy nhiên, Tổng Cục Thống kê Việt Nam cũng cảnh báo, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm như áp lực lạm phát, biến động chính trị toàn cầu và dư chấn của dịch bệnh…
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi đầu tháng cũng khuyến nghị Việt Nam duy trì cảnh giác với rủi ro lạm phát như giá nhiên liệu và nhập khẩu tăng cao có thể kiềm chế đà phục hồi nhu cầu trong nước.
Cùng với giá lương thực và năng lượng gia tăng, giá tiêu dùng tháng 6 của Việt Nam tăng 3,37% so với cùng kỳ, trong khi chi phí vận chuyển tăng 21,4% so với cùng kỳ. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là kiểm soát lạm phát trung bình ở mức 4% trong năm nay.
Cuộc thi ảnh Hồng Kông (Trung Quốc) năm 2021 đã lựa chọn được những nhiếp ảnh gia chiến thắng tại 6 hạng mục Cuộc thi ảnh Hồng Kông năm 2021 (The Hong Kong Photo Contest 2021) đã kết thúc vào ngày 3 tháng 12 năm 2021, với sự tham gia của nhiều nhiếp ảnh gia xuất sắc đến từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù Ban tổ chức cuộc thi chỉ chấp nhận các bức ảnh và video ngắn được chup/quay ở Hồng Kông, nhưng những người tham gia bao gồm các nhiếp ảnh gia đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. |
AXA hỗ trợ Sáng kiến “Thử thách Giờ Trái đất trong 28 ngày năm 2022” của WWF tại Hồng Kông (Trung Quốc) từ nay đến 24/4 AXA Hồng Kông và Macau (AXA) hoàn toàn hỗ trợ Sáng kiến trực tuyến miễn phí đầu tiên của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Hồng Kông (World Wide Fund For Nature: WWF-Hồng Kông) dành cho gia đình có tên là « Earth Hour 2022 28-Day Challenge » (tạm dịch: «Thử thách Giờ Trái đất trong 28 ngày của năm 2022»). |