Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông
Quỳnh Anh (TH) 03/08/2021 16:37 | Nhịp sống biển đảo
AFP đưa tin tàu hộ tống Bayern của Đức ngày 2.8 rời cảng Wilhelmshaven với hơn 200 thủy thủ để bắt đầu chuyến hoạt động kéo dài 6 tháng nhằm tăng cường hiện diện tại Indo-Pacific.
Theo báo South China Morning Post (SCMP), hải trình của tàu Bayern bao gồm các điểm dừng chân ở Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Singapore.
Phát biểu trước khi tàu khởi hành, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh thông điệp của hoạt động này là nhằm bảo vệ các giá trị và lợi ích cùng các đồng minh và đối tác.
![]() |
Tàu hộ tống Bayern NATO. Ảnh: Báo Thanh Niên |
“Đối với các đối tác của chúng tôi tại Indo-Pacific, thực tế là những tuyến đường biển không còn rộng mở và an toàn, và những yêu sách chủ quyền đang được áp đặt bởi luật của kẻ mạnh là đúng”, bà Kramp-Karrenbauer nói.
Nữ bộ trưởng nhấn mạnh sứ mệnh lần này không nhắm trực tiếp vào nước nào và cho biết Đức đã đề nghị ghé thăm một cảng tại Trung Quốc để duy trì đối thoại.
Thông tin về việc Đức triển khai tàu chiến đến Biển Đông được loan tải hồi tháng 3. Truyền thông khi đó dẫn một số nguồn tin cho rằng tàu chiến Đức sẽ không đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh những thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Tàu Bayern dự kiến cũng sẽ không di chuyển qua eo biển Đài Loan.
Nhà phân tích kỳ cựu Helena Legarda thuộc Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc ở Berlin cho rằng việc Đức đưa tàu chiến đến Biển Đông gần như là “động thái mang tính biểu tượng”, nhưng gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng Berlin sẵn sàng đối đầu với những yêu sách biển của Trung Quốc ở khu vực một cách chủ động hơn.
Nguồn tin của Chatham House, một viện nghiên cứu độc lập tại Anh, tiết lộ Đức đã đề nghị Trung Quốc cho tàu Bayern ghé cảng Thượng Hải. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận với báo SCMP là có yêu cầu này nhưng Bắc Kinh chưa đồng ý.
"Đức đã đề nghị Trung Quốc thu xếp cho tàu chiến của họ ghé Thượng Hải thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhưng liên quan đến hoạt động của con tàu này, các thông tin do Đức đưa ra trước và sau rất khó hiểu. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định sau khi Đức làm rõ mọi ý định liên quan", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với SCMP ngày 3-8.
Vị này cũng yêu cầu tàu chiến Đức "nghiêm túc tuân thủ luật quốc tế" khi di chuyển trên Biển Đông và "kiềm chế các hành động làm tổn hại đến ổn định, an ninh khu vực".
Biển Đông nói riêng và các vùng biển ở Đông Á nói chung đang hết sức nhộn nhịp vì sự xuất hiện của các tàu chiến phương Tây. Trung Quốc đưa ra các yêu sách hàng hải và lãnh thổ trên biển Hoa Đông và Biển Đông, hai vùng biển lớn ở Đông Á.



Đáng chú ý
Chanh leo Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Trung Quốc

Bài viết mới
Bắt giữ 2 thuyền máy dùng kích điện đánh bắt thủy sản

Một ngày nào đó, những chiếc ghe lại được ra khơi?

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.