Trung Quốc yêu cầu làm rõ động cơ Đức đưa tàu chiến qua Biển Đông

16:37 | 03/08/2021

Một tàu chiến của Đức đã lên đường đến Biển Đông lần đầu tiên sau 2 thập kỷ trong khuôn khổ sứ mệnh kéo dài 6 tháng.
Tàu sân bay Anh tiến vào Biển Đông bất chấp phản đối từ Trung Quốc Tàu sân bay Anh tiến vào Biển Đông bất chấp phản đối từ Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức tiến vào Biển Đông Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức tiến vào Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

AFP đưa tin tàu hộ tống Bayern của Đức ngày 2.8 rời cảng Wilhelmshaven với hơn 200 thủy thủ để bắt đầu chuyến hoạt động kéo dài 6 tháng nhằm tăng cường hiện diện tại Indo-Pacific.

Theo báo South China Morning Post (SCMP), hải trình của tàu Bayern bao gồm các điểm dừng chân ở Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Singapore.

Phát biểu trước khi tàu khởi hành, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh thông điệp của hoạt động này là nhằm bảo vệ các giá trị và lợi ích cùng các đồng minh và đối tác.

Tàu hộ tống Bayern NATO AFP đưa tin tàu hộ tống Bayern của Đức ngày 2.8 rời cảng Wilhelmshaven với hơn 200 thủy thủ để bắt đầu chuyến hoạt động kéo dài 6 tháng nhằm tăng cường hiện diện tại Indo-Pacific. Trong hải trình, tàu Bayern dự kiến sẽ ghé một số nước Singapore, Hàn Quốc, Úc và sẽ di chuyển qua Biển Đông. Phát biểu trước khi tàu khởi hành, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nhấn mạnh thông điệp của hoạt động này là nhằm bảo vệ các giá trị và lợi ích cùng các đồng minh và đối tác. “Đối với các đối tác của chúng tôi tại Indo-Pacific, thực tế là những tuyến đường biển không còn rộng mở và an toàn, và những yêu sách chủ quyền đang được áp đặt bởi luật của kẻ mạnh là đúng”, bà Kramp-Karrenbauer nói. Nữ bộ trưởng nhấn mạnh sứ mệnh lần này không nhắm trực tiếp vào nước nào và cho biết Đức đã đề nghị ghé thăm một cảng tại Trung Quốc để duy trì đối thoại.  Tàu chiến Đức sẽ đi qua Biển Đông, thông điệp gì cho Trung Quốc?  Thông tin về việc Đức triển khai tàu chiến đến Biển Đông được loan tải hồi tháng 3. Truyền thông khi đó dẫn một số nguồn tin cho rằng tàu chiến Đức sẽ không đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh những thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Tàu Bayern dự kiến cũng sẽ không di chuyển qua eo biển Đài Loan. Nhà phân tích kỳ cựu Helena Legarda thuộc Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc ở Berlin cho rằng việc Đức đưa tàu chiến đến Biển Đông gần như là “động thái mang tính biểu tượng”, nhưng gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng Berlin sẵn sàng đối đầu với những yêu sách biển của Trung Quốc ở khu vực một cách chủ động hơn. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 1.8 tuyên bố Indo-Pacific là nơi định hình trật tự quốc tế trong tương lai và Đức muốn giúp đỡ định hình trật tự đó. TIN LIÊN QUAN Đức - Nhật chia sẻ lo ngại chung về Trung Quốc, đồng ý tập trận Đối thoại ‘2+2’ Đức-Nhật về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mỹ hoan nghênh Đức đưa tàu chiến đến Biển Đông   #Đức#Tàu Chiến Đức#Biển Đông#Indo-Pacific  Pause Unmute Remaining Time -4:16     BÌNH LUẬN User Ý kiến của bạn? Đăng nhập bằng:     hoặc Đăng ký Bình luận Theo lượt thích Theo thời gian Hãy là người đầu tiên đưa ra ý kiến cho bài viết này!         TIÊU DÙNG - DỊCH VỤ     The Asian Banker vinh danh MB ba giải thưởng lớn     MobiFone giảm giá cước, hỗ trợ dịch vụ viễn thông trong thời gian giãn cách xã hội     Zalo ra mắt tính năng giúp cộng đồng tương trợ khẩn cấp trong dịch bệnh     Lợi nhuận 6 tháng đầu 2021 PJICO tăng cao nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ     Doanh nghiệp tặng máy thở, bệnh viện thêm cơ hội cứu sống bệnh nhân     Flamingo Đại Lải Resort: Đẳng cấp từ bộ sưu tập giải thưởng danh giá     Người dân cầm ‘tấm vé nghĩa tình’ mua thực phẩm miễn phí: ‘Dịch này không lo đói’
Tàu hộ tống Bayern NATO. Ảnh: Báo Thanh Niên

“Đối với các đối tác của chúng tôi tại Indo-Pacific, thực tế là những tuyến đường biển không còn rộng mở và an toàn, và những yêu sách chủ quyền đang được áp đặt bởi luật của kẻ mạnh là đúng”, bà Kramp-Karrenbauer nói.

Nữ bộ trưởng nhấn mạnh sứ mệnh lần này không nhắm trực tiếp vào nước nào và cho biết Đức đã đề nghị ghé thăm một cảng tại Trung Quốc để duy trì đối thoại.

Thông tin về việc Đức triển khai tàu chiến đến Biển Đông được loan tải hồi tháng 3. Truyền thông khi đó dẫn một số nguồn tin cho rằng tàu chiến Đức sẽ không đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh những thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Tàu Bayern dự kiến cũng sẽ không di chuyển qua eo biển Đài Loan.

Nhà phân tích kỳ cựu Helena Legarda thuộc Viện nghiên cứu Mercator về Trung Quốc ở Berlin cho rằng việc Đức đưa tàu chiến đến Biển Đông gần như là “động thái mang tính biểu tượng”, nhưng gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng Berlin sẵn sàng đối đầu với những yêu sách biển của Trung Quốc ở khu vực một cách chủ động hơn.

Nguồn tin của Chatham House, một viện nghiên cứu độc lập tại Anh, tiết lộ Đức đã đề nghị Trung Quốc cho tàu Bayern ghé cảng Thượng Hải. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận với báo SCMP là có yêu cầu này nhưng Bắc Kinh chưa đồng ý.

"Đức đã đề nghị Trung Quốc thu xếp cho tàu chiến của họ ghé Thượng Hải thông qua nhiều kênh khác nhau. Nhưng liên quan đến hoạt động của con tàu này, các thông tin do Đức đưa ra trước và sau rất khó hiểu. Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định sau khi Đức làm rõ mọi ý định liên quan", đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với SCMP ngày 3-8.

Vị này cũng yêu cầu tàu chiến Đức "nghiêm túc tuân thủ luật quốc tế" khi di chuyển trên Biển Đông và "kiềm chế các hành động làm tổn hại đến ổn định, an ninh khu vực".

Biển Đông nói riêng và các vùng biển ở Đông Á nói chung đang hết sức nhộn nhịp vì sự xuất hiện của các tàu chiến phương Tây. Trung Quốc đưa ra các yêu sách hàng hải và lãnh thổ trên biển Hoa Đông và Biển Đông, hai vùng biển lớn ở Đông Á.

Đức thảo luận với Trung Quốc về tình hình Biển Đông Đức thảo luận với Trung Quốc về tình hình Biển Đông
Hãng tin Reuters ngày 6-7, dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Đức, cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Kramp-Karrenbauer đã thảo luận tình hình Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Sau đòn trả đũa qua lại, Nga - Đức đồng loạt 'xuống nước' Sau đòn trả đũa qua lại, Nga - Đức đồng loạt 'xuống nước'
Các chuyến bay của hãng hàng không Đức Lufthansa tới Nga đã đồng loạt được cấp phép trong cả tháng 6 này.
Mưu đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông Mưu đồ của Trung Quốc khi điều 300 tàu ở Biển Đông
Những ngày qua, Trung Quốc đang khiến dư luận quốc tế "dậy sóng" khi điều hàng loạt tàu đến gần một bãi đá ngầm trên biển Đông, được gọi là đá Ba Đầu, rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam.

Quỳnh Anh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/trung-quoc-yeu-cau-lam-ro-dong-co-duc-dua-tau-chien-qua-bien-dong-146684.html

In bài viết