Tôi chọn sống ở Việt Nam là đúng
Một ngày nắng nóng giữa tháng 6, chúng tôi đến trụ sở Tập đoàn An Dương tại Lê Xá, Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Đón tiếp chúng tôi là anh Kaneya Manabu, Phó tổng Tập đoàn. Anh đã ở Việt Nam 8 năm, tên Việt là Học. Anh Học sinh năm 1981, tiếng Việt lưu loát, khuôn mặt, ánh mắt rạng rỡ, trò chuyện rất tự tin, cởi mở.
Hiện tại Kaneya Manabu làm quản lý và kinh doanh, mọi việc khá ổn, môi trường làm việc và mức lương tốt, quan hệ với đồng nghiệp, đối tác và cộng đồng rất thuận lợi. Anh nói mình đang hài lòng.
“Đến Việt Nam, tôi đã thay đổi được cách sống. Không phải mọi thứ đều suôn sẻ nhưng thật sự tôi đang sống vui mỗi ngày. Không thể nói hết được cảm kích trong lòng của tôi với Việt Nam. Tôi cảm nhận được cuộc sống vui tươi hơn và không thấy cô độc. Việt Nam đã giúp tôi thay đổi cuộc đời mình”, anh nói.
Anh Kaneya Manabu, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát tỉnh Saitama, Nhật Bản. |
Hỏi Kaneya Manabu thích nhất điều gì ở đây? Anh nói: “Việt Nam có nhiều nụ cười. Người Việt Nam rất hay nở nụ cười thân thiện, rất tình cảm và ấm áp. Ở đất nước này, tôi cảm nhận rất rõ sự tự do. Ở đây, tôi có thể sống theo cách tôn trọng và làm chủ bản thân. Nếu không sống ở đây, sau này chết tôi sẽ rất hối hận”.
Kaneya Manabu cho biết, lúc nào anh cũng thấy mọi người cười cho dù họ đang ở hoàn cảnh khó khăn hay phải việc vất vả. Khoảng cách giữa con người với con người cũng rất gần, kể cả ở công sở. Mọi người quan tâm và chia sẻ với nhau rất cởi mở.
Ở Việt Nam, gia đình và họ hàng có quan hệ khăng khít và thường giúp đỡ lẫn nhau khi cần.
Hạnh phúc của người Việt Nam không phải là một công việc tốt, hay có nhiều tiền, mà hạnh phúc là có một gia đình yêu thương đầm ấm. Khi tôi hỏi về việc họ sẽ sống ra sao lúc tuổi già thì đa số người Việt Nam cho rằng đã có con cháu và người thân hỗ trợ, không phải lo lắng gì hết. Con người nơi đây thực sự rất tình cảm. Tôi muốn lập gia đình và sống hạnh phúc với gia đình mình ở Việt Nam.
Ở đây, công việc không phải là tất cả. Nhiều nước phát triển nhưng có nhiều người tự tử vì công việc áp lực. Với người Việt nếu công việc có khó khăn thì họ nghĩ đến nghỉ việc chứ ít khi nghĩ đến cái chết. Điều đó thể hiện sự tôn trọng bản thân và xem bản thân mình là quan trọng nhất.
Với người Việt Nam, nếu trong gia đình có bố, mẹ hay con cái ốm đau thì họ có thể xin phép nghỉ làm và nói thẳng lý do nghỉ để chăm sóc người thân mà lãnh đạo hay đồng nghiệp cảm thấy bình thường, không ai phàn nàn, thậm chí còn gửi lời hỏi thăm hoặc tạo điều kiện cho nghỉ thêm. Đây là điều tuyệt vời về tình người mà Kaneya Manabu cảm nhận được.
"Ở Việt Nam có thói quen nghỉ trưa nơi công sở. Tôi nghĩ là nhiều nơi nên học tập. Nghỉ trưa ít nhất 5 - 10 phút làm tăng hiệu quả làm việc. Ngủ trưa cũng làm giảm những căng thẳng, stress cho công việc.
Có một điều mà tôi rất cảm kích là nghị lực tràn trề của con người Việt Nam".
Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng du học sinh Theo ICEF Monitor, trang thông tin về du lịch và giáo dục quốc tế, Việt Nam đang trong top 10 quốc gia trên thế giới đứng đầu về số lượng du học sinh. Trong đó, số du học sinh Việt Nam tập trung nhiều nhất ở Hàn Quốc (66.000 sinh viên) và Nhật Bản (49.000 sinh viên). |
Đãi ngộ đối với chuyên gia, trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam như thế nào? Hỏi: Tôi là chuyên gia công nghệ gốc Việt Nam có quốc tịch nước ngoài muốn về Việt Nam tham gia hoạt động khoa học. Xin hỏi chế độ, chính sách đãi ngộ đối với chuyên gia, trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam hiện nay như thế nào? |