Trang chủ Hữu nghị Thân gửi Việt Nam
07:13 | 12/08/2023 GMT+7

GS Gerard 't Hooft: Việt Nam trong tôi là đất nước tươi đẹp

aa
Đó là chia sẻ của GS Gerard 't Hooft (ĐH Utrecht, Hà Lan), giải Nobel Vật lý năm 1999, trong lần thứ ba trở lại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) để dự kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Gặp gỡ Việt Nam (1993 - 2023), 10 năm hoạt động của ICISE (2013 - 2023), tham gia hội thảo khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ” diễn ra từ ngày 6 - 12/8, tại TP Quy Nhơn. GS Gerard 't Hooft đã dành một phần thời gian nghỉ ngơi rất ít ỏi của mình để trò chuyện với Báo Bình Định.
Trung tâm ICISE là cầu nối đưa các nhà khoa học quốc tế đến Việt Nam
"Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ": Diễn đàn học thuật của các nhà khoa học trong nước và quốc tế

GS Gerard 't Hooft là con thứ hai trong gia đình trí thức ở TP Den Helder, vương quốc Hà Lan. Với năng khiếu bộc lộ rõ từ khi còn nhỏ, đặc biệt là Vật lý, Gerard 't Hooft sớm định hướng trở thành nhà khoa học. Năm 16 tuổi, ông xuất sắc giành HCB trong cuộc thi Olympic Toán Hà Lan lần thứ hai. Gerard 't Hooft tốt nghiệp trung học năm 1964 rồi trở thành sinh viên Vật lý của ĐH Utrecht. Trong thời gian này, ông gặp gỡ GS Martinus Veltman, chuyên gia về lý thuyết Yang-Mills mà ông quan tâm. Ông bắt đầu nghiên cứu tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của GS Veltman năm 1969 và chọn nghiên cứu tái chuẩn hóa lý thuyết Yang-Mills.…

GS Gerard 't Hooft báo cáo bài giảng tại Hội nghị khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ”.
GS Gerard 't Hooft báo cáo bài giảng tại Hội nghị khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ”.

Cậu bé 4 tuổi mê Vật lý

Trong suốt sự nghiệp nghiên cứu, GS Gerard 't Hooft đã nhận được nhiều giải thưởng khoa học danh giá. Đặc biệt, năm 1999, ông và GS Martinus Veltman được trao giải Nobel Vật lý nhờ nghiên cứu làm sáng tỏ cấu trúc lượng tử của tương tác điện yếu. Đây là công trình khoa học quan trọng xây dựng nền tảng Toán học vững chắc cho lý thuyết Vật lý về các hạt cơ bản.

Thưa Giáo sư, ông có thể chia sẻ kết quả công trình nghiên cứu về “Cấu trúc lượng tử trong các tương tác điện yếu”, nó được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

- Nghiên cứu này chủ yếu về các loại hạt Vật lý cơ bản siêu nhỏ tồn tại. Các hạt này có thể va chạm vào nhau với tốc độ cao nhất có thể, là điều không thường xảy ra trong đời sống hằng ngày. Nghiên cứu này khó ứng dụng khi chỉ nhìn qua các hiện tượng như vậy, song đó là một phần của khoa học cơ bản. Do vậy, khoa học cơ bản thường có thiên hướng ứng dụng dựa trên tổng thể các nghiên cứu về hạt cơ bản này. Và hiển nhiên sẽ có các ứng dụng vào ngành khoa học thứ cấp, ví dụ dễ thấy nhất là y khoa khi ta có thể phát triển các thiết bị phát hiện hạt để áp dụng vào việc phát hiện ung thư vú, hay các khối u…

GS Gerard 't Hooft (bên phải) trò chuyện với một nhà khoa học.
GS Gerard 't Hooft (bên phải) trò chuyện với một nhà khoa học.

Động lực nào để giáo sư đam mê và dấn thân vào nghiên cứu khoa học?

- Gia đình tôi có truyền thống nghiên cứu khoa học. Bà tôi là chị em của Frits Zernike, nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 1953. Chú tôi, Nico van Kampen, là giáo sư Vật lý lý thuyết tại ĐH Utrecht... Dòng máu đam mê Vật lý chảy trong tôi từ bé , đặc biệt tôi còn có GS Martinus Veltman - một giáo viên cực kỳ tận tụy, giúp tôi có nhiều cơ hội để học hỏi.

Trong một tấm hình tôi chụp khi còn nhỏ cho thấy bản thân tôi khi ấy đã rất tò mò về chiếc bánh xe. Những chiếc bánh xe vốn cực kỳ quen thuộc ấy là một phát minh vô cùng vĩ đại của loài người. Tôi muốn có những sáng chế cơ bản nhưng những sáng chế ấy cũng sẽ đóng vai trò quan trọng như vậy, tức là như chiếc bánh xe mà ngày còn bé tôi đã quan tâm… Từ đó, tôi nhận ra Vật lý có điều gì đó rất cuốn hút. Vì thế, năm lên 4 - 5 tuổi tôi đã muốn trở thành nhà khoa học trong tương lai rồi (cười).

Việt Nam là đất nước tươi đẹp, năng động

Giáo sư Gerard 't Hooft chia sẻ, Việt Nam là quốc gia lớn nếu so về dân số với đất nước Hà Lan (hơn 100 triệu dân, so với 17,5 triệu dân). Còn thành tựu về khoa học, công nghệ thì Hà Lan có bước phát triển sớm hơn. Tuy nhiên, giáo sư kỳ vọng, thời gian tới Việt Nam sẽ có những chặng dài vươn lên...

Thưa giáo sư, ông có tới ba lần đến Việt Nam và đã dành nhiều thời gian ở ICISE - TP Quy Nhơn…

- Trong những lần tham gia các hội nghị khoa học quốc tế, tôi có dịp gặp GS Trần Thanh Vân - Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam và được ông ấy ngỏ lời, mời tôi sang Việt Nam và ghé thăm ICISE. Nhiều năm trước tôi đã biết Việt Nam là đất nước chịu nhiều tổn thương do chiến tranh. Điều đó phần nào cũng thôi thúc tôi đến với các bạn. Ngay lần đầu đến Việt Nam tôi đã thấy cuộc sống của người dân Việt Nam còn nhiều vất vả, nhưng tôi cũng thấy được sự nỗ lực thay đổi của các bạn qua những công trình xây dựng, những dự án khoa học kỹ thuật giàu tiềm năng.

Sau thời gian đại dịch Covid-19 hoành hành, tôi càng muốn trở lại Việt Nam - Quy Nhơn - ICISE để cảm nhận về những đổi thay nơi đây. Thật tuyệt vời, Việt Nam trong tôi là đất nước tươi đẹp, năng động, kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuyệt vời hơn nữa, là mỗi lần đến Việt Nam, ghé Quy Nhơn, ICISE tôi cảm nhận được sự gần gũi, hiếu khách của con người nơi đây và có thêm cơ hội gặp các nhà khoa học Việt Nam, quốc tế. Điều đặc biệt nữa, đó chính là văn hóa và ẩm thực ở Quy Nhơn vô cùng đa dạng. Tôi luôn cảm thấy ngon miệng khi được thưởng thức các món ăn về hải sản hoặc phở ở thành phố biển xinh đẹp này. Rất tuyệt vời!

GS Gerard 't Hooft (bên phải) trò chuyện GS Trần Thanh Vân tại Hội nghị khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ”.
GS Gerard 't Hooft (bên phải) trò chuyện GS Trần Thanh Vân tại Hội nghị khoa học quốc tế “Các cửa sổ nhìn ra vũ trụ”.

Năm 2017, giáo sư là người đặt bảng tên đường “Đại lộ khoa học” tại thung lũng Quy Hòa, thưa giáo sư cảm xúc lúc đó của ông như thế nào?

- Vào ngày khai trương con đường “Đại lộ khoa học”, tôi rất vui. Tôi còn nhớ rõ gần đó có một tấm bảng, ghi dòng chữ: “Due to construction, road to science is temporarily closed”, nghĩa là do xây dựng, đường đến khoa học tạm thời đóng cửa. Khi đó, tôi muốn chụp lại tấm biển đó để làm kỷ niệm, song không kịp. Tôi nghĩ tên đường “Đại lộ khoa học” chỉ thể hiện một khía cạnh nhỏ của khoa học, nhưng Bình Định - trong đó có vai trò rất lớn của GS Trần Thanh Vân - đã xây dựng được một thung lũng khoa học như vậy là rất đáng trân trọng!

Có niềm đam mê bạn sẽ làm được

Đây là lần thứ 3 GS Gerard 't Hooft đến ICISE để làm việc, giao lưu với các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế. Ngoài trao đổi học thuật, giáo sư còn dành thời gian kết nối với các sinh viên, nhà nghiên cứu trẻ thông qua bài giảng đại chúng ở các thành phố, như: Quy Nhơn, Đà Lạt, Huế, Đà Nẵng.

Giáo sư đánh giá thế nào về sức sáng tạo của các nhà khoa học, niềm đam mê khoa học của học sinh, sinh viên Việt Nam, trong đó có các bạn trẻ ở Bình Định?

- Tôi chưa ở lâu, biết nhiều để có thể đưa ra một nhận xét như thế. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên Việt Nam có khả năng sáng tạo, đam mê nhiệt huyết với khoa học. Đó cũng là lý do khiến tôi muốn đến với Quy Nhơn - Bình Định - Việt Nam để truyền năng lượng, cảm hứng với các bạn trẻ. Các bạn có thể học hỏi được một điều gì đó, nó không nhất thiết phải là khoa học. Có thể là qua các buổi gặp và nói chuyện với các nhà khoa học nổi tiếng, các bạn cảm thấy yêu khoa học, cũng có thể từ đó sẽ hâm mộ âm nhạc, hoặc môn nghệ thuật nào đó. Như thế cũng rất hay!

GS Gerard 't Hooft dạo bộ trên con đường Nobel.
GS Gerard 't Hooft dạo bộ trên con đường Nobel.

Muốn nghiên cứu về khoa học, theo giáo sư các bạn trẻ phải bắt đầu từ đâu?

- Trước tiên, các bạn phải yêu thích, có kiến thức cơ bản, đam mê về lĩnh vực đó. Giỏi ngoại ngữ thêm một lợi thế trong kết nối với bạn bè cùng niềm đam mê khoa học trên thế giới. Ở Việt Nam, các bạn trẻ đừng e dè, hãy gạt bỏ suy nghĩ rằng người thông minh mới có thể theo đuổi và thành công với nghiên cứu khoa học. Với niềm đam mê và tính kiên trì tôi tin các bạn sẽ hiện thực hóa được những ước mơ ấy. Tôi biết có những người vốn hết sức bình thường nhờ đam mê và kiên trì họ đã có bước phát triển, thành công đáng kinh ngạc.

GS Gerard 't Hooft trò chuyện với Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt.
GS Gerard 't Hooft trò chuyện với Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt.

Thưa giáo sư, nếu có một nhận xét về vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc…

- Điều này thì tôi có thể nói ngay. Tôi vô cùng ngưỡng mộ vợ, chồng GS Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc. Họ là những người có nhiều đóng góp cho nền khoa học trong nước và thế giới phát triển. Hiện nay, dù tuổi đã cao song GS Trần Thanh Vân vẫn làm việc hăng say, giàu năng lượng, tạo nhiều điều kiện cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước có cơ hội học hỏi, tiếp thu và giao lưu với các nhà khoa học trên thế giới…

Xin cảm ơn giáo sư về cuộc trò chuyện, chúc ông nhiều sức khỏe, thành công!

GS Gerard 't Hooft (SN 1946) là nhà Vật lý lý thuyết người Hà Lan.

Ngoài giải thưởng Nobel vào năm 1999, ông từng được trao giải Wolf năm 1981, huân chương Lorentz năm 1986, giải Spinozapremie dành cho các nhà khoa học Hà Lan năm 1995…Các công trình nghiên cứu của ông tập trung vào lý thuyết đo, các lỗ đen, trọng lực lượng tử và các khía cạnh cơ bản của cơ học lượng tử. Đóng góp của ông cho Vật lý bao gồm một bằng chứng rằng các lý thuyết đo được đều có thể tái chuẩn hóa, chuẩn theo chiều không gian, và tuân theo nguyên tắc holographic.

Nơi kết nối khoa học Việt Nam với thế giới Nơi kết nối khoa học Việt Nam với thế giới
Hơn 2.000 học sinh, sinh viên Việt Nam được cấp học bổng Vallet của Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam Hơn 2.000 học sinh, sinh viên Việt Nam được cấp học bổng Vallet của Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam
Theo Trọng Lợi/Báo Bình Định
Nguồn:

Tin bài liên quan

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân được thăng cấp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp

Vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân được thăng cấp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp

Nhân dịp Quốc khánh Pháp (14/7), Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh thăng cấp Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh - huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp - cho vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân và Giáo sư Lê Kim Ngọc. Đây là sự ghi nhận xứng đáng dành cho hai nhà khoa học gốc Việt đã có nhiều đóng góp nổi bật trong khoa học và các hoạt động vì cộng đồng.
Hơn 120 học sinh, sinh viên tham gia hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc

Hơn 120 học sinh, sinh viên tham gia hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc

Ngày 31/7, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) diễn ra “Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn – Bình Định mở rộng năm 2024” (LQDOMUN 2024). Hội nghị thu hút hơn 120 đại biểu là sinh viên, học sinh đến từ 10 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.
Kết nối sinh viên Việt Nam với các nhà khoa học vật lý thế giới

Kết nối sinh viên Việt Nam với các nhà khoa học vật lý thế giới

Ngày 16/7, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), 34 nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia khai mạc Trường học Vật lý Việt Nam lần thứ 30 (VSOP30).

Các tin bài khác

50 năm Thống nhất đất nước: "Việt Nam là minh chứng cho ý chí tự lực tự cường"

50 năm Thống nhất đất nước: "Việt Nam là minh chứng cho ý chí tự lực tự cường"

Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975) là thành quả của quá trình đấu tranh được hun đúc từ lòng yêu nước nồng nàn, sự hy sinh vô bờ bến và sự đoàn kết không gì lay chuyển được của cả dân tộc Việt Nam.
Học giả Thái Lan: Bác Hồ là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Học giả Thái Lan: Bác Hồ là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng khơi dậy khát vọng và niềm tin của nhân dân vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Mong những bước phát triển mới trong quan hệ  Việt Nam – Hoa Kỳ

Mong những bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Với diễn viên MC Charlie Win (Hoa Kỳ), 30/4 là dịp để nhìn lại hành trình vươn mình mạnh mẽ của Việt Nam và hướng tới những bước phát triển mới trong quan hệ Việt – Mỹ.
Người Việt tưởng nhớ quá khứ bằng niềm tự hào và lòng biết ơn

Người Việt tưởng nhớ quá khứ bằng niềm tự hào và lòng biết ơn

Với Timothée Rousselin (Pháp), ngày 30/4 là biểu tượng của khát vọng hòa bình và tinh thần đoàn kết không hận thù...

Đọc nhiều

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Ngày 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper, nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và thúc đẩy triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Chủ tịch nước gửi điện mừng thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka

Nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka (21/7/1970 - 21/7/2025), ngày 21/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng tới Tổng thống Anura Kumara Disanayaka.
Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Tin quốc tế ngày 23/7: Thái Lan từ chối thuế 0% cho hàng Mỹ, báo động nạn đói tăng nhanh tại Gaza

Thái Lan nói "không" với thuế 0% cho hàng Mỹ; Báo động trình trạng người chết đói tăng nhanh tại Gaza; Nga mở rộng danh sách quan chức EU bị cấm nhập cảnh... là tin quốc tế đáng chú ý ngày 23/7.
Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày hội văn hóa Việt Nam tại Upha: Thắt chặt tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga

Ngày 20/7, tại thành phố Upha - thủ phủ Cộng hòa Bashkortostan thuộc Liên bang Nga đã diễn ra Ngày văn hóa Việt Nam tại Upha.
Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Từ Trường Sa, vững niềm tin vào thành công của Đại hội

Hướng về Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025–2030, cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng – từ đất liền đến đảo xa – đang nỗ lực thi đua lập thành tích, gửi trọn niềm tin, kỳ vọng vào thành công của Đại hội.
Vùng 1 Hải quân chủ động ứng phó bão số 3 (Wipha)

Vùng 1 Hải quân chủ động ứng phó bão số 3 (Wipha)

Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 đã chỉ đạo và triển khai nhiều biện pháp chủ động, tích cực trong phòng chống bão số 3 (Wipha), nhất là các đơn vị ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh.
Lật tàu trên vịnh Hạ Long: Đã trục vớt được tàu gặp nạn, tìm thấy 48 nạn nhân

Lật tàu trên vịnh Hạ Long: Đã trục vớt được tàu gặp nạn, tìm thấy 48 nạn nhân

Thông tin từ Quân chủng Hải quân cho biết, vào lúc 01 giờ 30 phút ngày 20/7, tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 bị lật do giông lốc bất ngờ chiều 19/7 trên Vịnh Hạ Long, đã được các lực lượng cứu hộ cứu nạn trục vớt thành công, tiến hành lai dắt về bờ.
infographic dau hieu nhan biet lu quet
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Thời tiết hôm nay (23/7): Bão số 3 đã tan, mưa lớn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/7, dù bão số 3 (Wipha) đã tan nhưng vùng nhiễu động suy yếu từ bão vẫn gây mưa to cho Bắc Bộ và các vùng lân cận.
Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Người dân chủ động theo dõi thời tiết, chằng chống nhà cửa, sẵn sàng ứng phó bão số 3 (Wipha)

Sáng 19/7, bão số 3 (Wipha) đã vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), tiến vào Biển Đông với cường độ ngày càng mạnh. Dự báo trong những ngày tới, bão có thể đạt cấp 12, giật cấp 14, gây mưa lớn, biển động dữ dội, nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy, sạt lở. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần theo dõi sát các bản tin dự báo thời tiết, chủ động phòng tránh, chằng chống nhà cửa, không ra khơi và chuẩn bị các phương án ứng phó thiên tai phù hợp.
Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Những khuyến cáo người dân cần lưu ý để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão số 3

Sáng 20/7, cường độ bão số 3 (Wipha) mạnh lên đầu cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Dự báo trong hôm nay và những ngày tới, bão sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng tây, sau chuyển tây tây nam hướng về phía nước ta với tốc độ 20-25km/h. Trước diễn biến của bão, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Bão số 3 gây mưa dông kèm lốc sét ở Hà Nội, người dân chằng chống nhà cửa sẵn sàng ứng phó

Dự báo trưa 22/7, bão số 3 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên - Ninh Bình, hoàn lưu bão gây mưa to và có thể có dông ở khu vực nội thành Hà Nội.
Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 Wipha tiếp tục diễn biến phức tạp, tâm bão rất gần Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình

Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) tiếp tục diễn biến phức tạp, hoàn lưu rộng, gây ảnh hưởng sớm đến khu vực Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Thời tiết hôm nay (19/7): Bão số 3 (Wipha) sắp vào biển Đông

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 19/7, bão Wipha đi vào Biển Đông, trở thành bão số 3. Dự báo cơn bão này sẽ mạnh lên khi đi vào Biển Đông.
Phiên bản di động