Tờ Vientiane Times đưa tin Ấn Độ muốn kéo dài cao tốc kết nối tới Việt Nam
Xúc tiến lĩnh vực du lịch giữa Ấn Độ và Việt Nam Chiều 17/8, Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. HCM đã tổ chức hội nghị Xúc tiến lĩnh vực du lịch giữa Ấn Độ và Việt Nam. |
Việt Nam và Ấn Độ khai thác tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp ô tô Ngày 22/8 tại Hà Nội, diễn đàn “Gặp gỡ Doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp ô tô” được diễn ra với sự tham gia của 28 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA) và đại diện các bộ ngành, hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. |
Tuyến đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan (Đồ họa: ASEAN Briefing). |
Hiện tại, tuyến đường cao tốc nối Ấn Độ với Thái Lan qua Myanmar có chiều dài khoảng 1.400 km nối thành phố Moreh thuộc bang Assam, miền Đông Bắc Ấn Độ với huyện Mae Sot, tỉnh Tak, miền Tây Thái Lan qua Myanmar. Tuyến đường cao tốc trên được quy hoạch lần đầu cách đây khoảng 15 năm, hiện đã hoàn thành, nhưng một số đoạn đang được nâng cấp.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, tuyến đường sẽ được mở rộng thêm từ 1.400 km lên 3.200 km nhằm kết nối tuyến đường với Lào, Campuchia và Việt Nam.
Theo tờ Vientiane Times, tuyến cao tốc 3 nước là một phần trong chính sách “Hành động Hướng Đông” của Ấn Độ, nối Moreh ở phía Đông Bắc của Ấn Độ với Mae Sot ở Thái Lan, qua Myanmar. Mục tiêu quan trọng của dự án đường cao tốc là thúc đẩy thương mại giữa Ấn Độ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong đó, chính sách kết nối khu vực nói trên của Ấn Độ phù hợp với chính sách đưa Lào từ một đất nước không có biển thành một đất nước kết nối khu vực. Trong những năm qua, Chính phủ Lào không chỉ tập trung phát triển mạng lưới đường bộ và đường sắt quan trọng để kết nối Lào với các nước láng giềng, mà còn thúc đẩy hoạt động kinh tế dọc theo các hành lang kinh tế trọng điểm.
Vientiane Times nhận định, việc tăng cường kết nối sẽ cho phép khu vực Đông Bắc của Ấn Độ xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn sang các nước ASEAN, đặc biệt là khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Hầu hết đường cao tốc hiện đã được xây dựng, với một số đoạn đang được nâng cấp.
ASEAN và Ấn Độ ký Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (TIG) tại Bangkok, Thái Lan vào năm 2009, sau 6 năm đàm phán. Việc ký kết Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ mở đường cho việc hình thành một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới - một thị trường gần 1,8 tỷ dân với tổng GDP là 2,8 nghìn tỷ USD.
Việc mở rộng tuyến đường cao tốc ba nước gồm Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan tới nhiều khu vực khác của Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ mở ra một số cơ hội thương mại và đầu tư theo thỏa thuận đó.