Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và MN ở Lào Cai
Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai Thời gian qua, tỉnh Lào Cai luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Góp phần tạo sự đồng thuận, tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng; chấp hành tốt các quy định về pháp luật của Nhà nước, tăng cường ý thức tự giác bảo vệ an ninh, trật tự trong khu dân cư và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào các dân tộc. |
Hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ở Lào Cai Lào Cai đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nhưng vẫn còn khó khăn cần tháo gỡ. |
Chương trình (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, gồm 10 dự án thành phần; trong đó giao Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì “Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8).
Thành lập 324 “Tổ truyền thông cộng đồng”
Tại tỉnh Lào Cai, Dự án 8 được triển khai tại 130 thôn thuộc 66 xã của 9 huyện, thị xã, thành phố. Đối tượng của Dự án 8 là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và MN với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai ra mắt mô hình điểm “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” tại thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng, ngày 23/6/2023. |
Dự án 8 hoạt động với 4 nội dung: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.
“Tổ truyền thông cộng đồng” hoạt động nằm trong khuôn khổ "Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. “Tổ truyền thông cộng đồng” được thành lập nhằm tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xoá bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hoá có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. |
Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng Dự án 8 đối với phụ nữ và trẻ em; bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Lào Cai, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai đã tích cực, chủ động xây dựng cơ chế chỉ đạo điều hành tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện Dự án 8.
Theo đó, năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai đã sáng tạo, linh hoạt tổ chức thực hiện Dự án 8. Tổng ngân sách phân bổ cho Dự án 8 tại Lào Cai là trên 9,8 tỷ đồng, thực hiện 4 nội dung với 16 nhóm hoạt động. Kết quả, toàn tỉnh Lào Cai đã thành lập 324 “Tổ truyền thông cộng đồng” tại các địa phương; vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ các định kiến về giới, xây dựng khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; hỗ trợ 7 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm; thành lập 63 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi... Các mô hình đạt kết quả tích cực, được cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân đón nhận;…
Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Dự án 8
Để triển khai thực hiện Dự án 8 đạt hiệu quả hơn, từ đầu năm 2023 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp của tỉnh Lào Cai đã duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Điển hình là huyện Bảo Yên (Lào Cai), từ đầu năm 2023 đến nay, đã thành lập thêm 20 “Tổ truyền thông cộng đồng” về bình đẳng giới tại các thôn đặc biệt khó khăn. Đến nay, tại huyện Bảo Yên có 50 “Tổ truyền thông cộng đồng” hoạt động tại 50/50 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 14 xã.
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên phối hợp với UBND xã Bảo Hà ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” bản Bông 3, bản Tắp 1, xã Bảo Hà ngày 26/7/2023. |
Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên (Lào Cai), liên quan đến 20 “Tổ truyền thông cộng đồng” mới được thành lập, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn huyện đã tổ chức 2 lớp tập huấn nhằm phổ biến, nâng cao năng lực vận hành, hướng dẫn vận hành, quản lý tổ truyền thông và trang bị kỹ năng tuyên truyền cần thiết cho 200 đại biểu là thành viên của các tổ truyền thông mới thành lập.
Ngoài ra các cấp hội phụ nữ huyện Bảo Yên còn tổ chức 14 hội nghị chuyên đề và chiến dịch tuyên truyền thu hút 1.400 đại biểu, chủ yếu là nữ giới tham gia với nội dung phổ biến, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; xây dựng chương trình truyền thông qua phương tiện truyền thông đại chúng tại địa phương với nền tảng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc thiểu số (tiếng Mông, tiếng Dao); duy trì hoạt động 14 đội văn nghệ tại 14 xã vùng Dự án 8.
Bà Ngô Hồng Thắm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên (Lào Cai) nhấn mạnh: “Để triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tích cực thành lập và ra mắt các Tổ truyền thông cộng đồng và truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong gia đình tại các xã trên địa bàn huyện; góp phần tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em gái ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Bảo Yên”.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai) cho biết: UBND xã Bảo Hà vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” bản Bông 3, bản Tắp 1, ngày 26/7/2023. “Tổ truyền thông cộng đồng” bản Bông 3, bản Tắp 1 xã Bảo Hà được thành lập mỗi tổ có 10 thành viên gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng bản, Chi hội trưởng Phụ nữ, đại diện Ban Công tác mặt trận, các đoàn thể ở bản, Công an viên, thôn đội trưởng, tổ trưởng tổ vay vốn và tiết kiệm, tổ công nghệ số cộng đồng, người có uy tín trong cộng đồng…
Tổ truyền thông cộng đồng xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, qua tiểu phẩm “Không phân biệt gái, trai”. |
“Việc thành lập và ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng bản Bông 3, bản Tắp 1 xã Bảo Hà nhằm tuyền truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn giới trong gia đình và cộng đồng mà còn bài trừ những tập tục văn hóa có hại, giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Hà Nguyễn Văn Thành chia sẻ.
Song song với việc duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai còn đẩy mạnh truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội cấp thiết của phụ nữ, trẻ em; tiêu biểu như: Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Lào Cai vừa tổ chức thành công hội nghị có mô lớn nhất về chiến dịch truyền thông bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình vào cuối tháng 7/2023 với sự tham gia của 250 đại biểu đến từ 6 thôn gồm: Bản Cam, Khe Luộc, An Thành (xã Thống Nhất), Nậm Rịa (xã Hợp Thành) và Láo Lý, Xéo Tả 1 (xã Tả Phời), với phần lớn hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cùng với đó, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai tích cực hỗ trợ các tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã có phụ nữ làm chủ đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai củng cố, nâng cao chất lượng mô hình “Địa chỉ tin cậy” đã được thành lập, khảo sát. Điển hình như xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã thành lập 1 Hợp tác xã trồng bưởi Múc và 1 Tổ liên kết trồng dưa lê, rau màu các loại do phụ nữ quản lý, điều hành. Trong đó, Hợp tác xã trồng bưởi Múc có 35 xã viên; Tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản có 21 thành viên. Hai mô hình này liên quan là một phần của nội dung “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ thuộc Dự án 8.
Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) tuyên truyền tại cơ sở về bình đẳng giới. |
“Để góp phần thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố, thị xã cần chủ động, tích cực phối hợp với các ngành liên quan và UBND huyện, thành phố, thị xã trong triển khai các hoạt động của Dự án 8 bảo đảm đúng các quy định, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương; đồng thời, trong quá trình triển khai kịp thời báo cáo, đề xuất Hội Liên hiệp Phụ Nữ tỉnh Lào Cai và cấp có thẩm quyền tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tốt các nội dung của Dự án 8 theo yêu cầu”, bà Hà Thị Khánh Nguyệt - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai thông tin.
Việc triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2023 trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục góp phần tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng DTTS và MN trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Bát Xát góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển Thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai làm tốt công tác đối ngoại theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Do đó, đường biên, mốc giới được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. |
Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai Thời gian qua, tỉnh Lào Cai luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Góp phần tạo sự đồng thuận, tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng; chấp hành tốt các quy định về pháp luật của Nhà nước, tăng cường ý thức tự giác bảo vệ an ninh, trật tự trong khu dân cư và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào các dân tộc. |
Hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ở Lào Cai Lào Cai đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nhưng vẫn còn khó khăn cần tháo gỡ. |