Thủ tướng Ấn Độ muốn "bẻ lái" G20 theo ý thức thống nhất toàn cầu
Hàng loạt thách thức chờ đợi Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 Ấn Độ sẽ giữ chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) từ ngày 1-12-2022 đến ngày 30-11-2023, theo thông cáo báo chí của Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam phát đi hôm nay (9-11). |
Thủ tướng dự Đối thoại Toàn cầu ASEAN: Bảo đảm các cân bằng chiến lược Phát biểu tại Đối thoại Toàn cầu ASEAN lần thứ 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần bảo đảm các cân bằng chiến lược giữa tăng trưởng, lạm phát và việc làm, chú trọng ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì ổn định chuỗi cung ứng sau đại dịch… |
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng, 17 nhiệm kỳ Chủ tịch trước đây của Nhóm G20 đã mang lại những kết quả quan trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hợp lý hóa hệ thống thuế quốc tế, giảm bớt gánh nặng nợ nần cho các quốc gia, cùng nhiều kết quả khác. Chúng ta sẽ được hưởng lợi từ những thành tựu này và tiếp tục xây dựng nhiều điều dựa trên những nền tảng ấy.
Tuy nhiên, người đứng đầu Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại khi Ấn Độ đảm nhiệm vai trò chủ tịch G20 trong một nhiệm kỳ đầy sóng gió. “Khi Ấn Độ đảm nhận vai trò quan trọng này, tôi tự hỏi mình liệu G20 có thể tiến xa hơn nữa không? Chúng ta có thể thúc đẩy một sự thay đổi tư duy cơ bản, để mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại không?”, ông Modi đặt câu hỏi.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi |
Ông Narendra Modi cũng nêu lên những thách thức mà các quốc gia trong Nhóm G20 đang phải đối mặt, rằng: “Thật không may, cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong tư duy có tổng bằng không. Chúng ta thấy điều đó khi các quốc gia tranh giành lãnh thổ hoặc tài nguyên. Chúng ta thấy điều đó khi nguồn cung cấp hàng hóa thiết yếu được vũ khí hóa. Chúng ta thấy điều đó khi một số ít tích trữ vaccine, ngay cả khi hàng tỷ người vẫn dễ bị tổn thương. Một số người có thể lập luận rằng sự đối đầu và lòng tham chỉ là kết quả của bản chất con người. Tôi không đồng ý. Nếu con người vốn đã ích kỷ, thì điều gì sẽ giải thích sự hấp dẫn lâu dài của rất nhiều truyền thống tâm linh ủng hộ sự đồng nhất cơ bản của tất cả chúng ta?”
Từ đó, ông Narendra Modi cho biết mục tiêu trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ sẽ là thúc đẩy ý thức thống nhất toàn cầu. “Chủ đề của chúng tôi là “Một Trái đất - Một Gia đình - Một Tương lai”. Đây không chỉ là một khẩu hiệu. Nó còn bao gồm những thay đổi gần đây trong tình cảnh của nhân loại mà chúng ta đã không dự đoán được… Ngày nay, những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là biến đổi khí hậu, khủng bố và đại dịch, có thể được giải quyết không phải bằng cách chống lại nhau, mà chỉ bằng cách hành động cùng nhau”, ông Modi nói.
Mục tiêu trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ sẽ là thúc đẩy ý thức thống nhất toàn cầu |
Theo người đứng đầu Ấn Độ, thời đại ngày nay các cuộc chiến tranh là “vô nghĩa”. “Ngày nay chúng ta có phương tiện để sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người trên thế giới. Ngày nay, chúng ta thực sự không cần phải chiến đấu để sinh tồn, thời đại của chúng ta không cần phải là thời đại của chiến tranh. Thật sự thì nó chắc chắn không phải là thời đại của chiến tranh!”, thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh.
Ông Narendra Modi cho biết, các ưu tiên của Nhóm G20 trong thời gian tới sẽ được định hình với sự tham khảo ý kiến của không chỉ của các đối tác G20 mà còn của những quốc gia khác ở Nam bán cầu, mà theo vị thủ tướng Ấn Độ đó là “những nước mà tiếng nói của họ thường không được lắng nghe”.
Cháy lớn tại thủ đô Ấn Độ, ít nhất 27 người chết Một đám cháy lớn xảy ra tại một tòa nhà thương mại 4 tầng ở phía Tây thủ đô New Delhi, Ấn Độ khiến 27 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. |
50 năm quan hệ Việt Nam-Ấn Độ: Nhìn lại và hướng tới tương lai Sự lớn mạnh không ngừng của quan hệ Việt Nam-Ấn Độ dựa trên tinh thần chia sẻ về giá trị và lợi ích tương đồng, sự tin tưởng và hiểu biết về chính trị giúp hai nước đạt được “lòng tin chiến lược”. |