Thông tin đầy đủ về chính sách ngay từ khi soạn thảo để tạo sự đồng thuận cao
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Muốn nghe hiến kế để có chính sách đặc biệt |
Điều chỉnh mức lương và chính sách tuyển dụng giáo viên từ 1/7 |
Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư vừa ký, ban hành Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư "Về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân".
Theo nội dung kết luận, sau hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng song vẫn còn hạn chế nhất định.
Để tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 32-CT/TW.
Về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Bí thư lưu ý cần bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Với các chính sách, pháp luật có tác động lớn đến xã hội, các vấn đề được xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, cần kịp thời thông tin đầy đủ ngay từ khi soạn thảo để tạo sự đồng thuận cao trong việc thực thi.
Ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) |
Ban Bí thư yêu cầu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở. Đồng thời, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, mặt trận và đoàn thể nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Về hình thức, cần đổi mới, đa dạng hơn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số, mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ưu tiên khung giờ thu hút đông đảo khán, thính giả đối với các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; nâng cao chất lượng các hoạt động đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật. Đổi mới toàn diện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật hiện hành, Ban Bí thư yêu cầu hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Mặt khác, cần đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
"Đảm bảo biên chế, các chế độ chính sách với cán bộ, kinh phí và điều kiện làm việc của VUFO" Chiều 26/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 2 Đoàn Chủ tịch Liên ... |
Dịch COVID-19: Hoàn tất chi trả hỗ trợ cho đối tượng chính sách trong tháng 5 Trong tháng 5, các địa phương cần khẩn trương hoàn thành chi trả hỗ trợ an sinh xã hội cho đối tượng chính sách gặp ... |
Thủ tục hải quan, chính sách xuất nhập khẩu mới nhất sau mùa dịch Covid-19 Tổng hợp các chính sách xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục hải quan, quy định mới nhất có hiệu lực từ đầu năm 2020 ... |