Thăng trầm tuyến đường sắt Điền - Việt
Tuyến đường sắt Thống Nhất lọt top du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới Chuyên trang du lịch quốc tế nổi tiếng Lonely Planet vừa gọi tên tuyến đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc Nam) của Việt Nam ở vị trí đầu tiên trong 9 hành trình du lịch bằng tàu ngoạn mục nhất thế giới. |
Việt Nam chia buồn về tai nạn đường sắt ở Ấn Độ Được tin vụ tai nạn đường sắt tại bang Odisha (Cộng hòa Ấn Độ) xảy ra vào ngày 2/6 khiến nhiều người dân thiệt mạng và bị thương, ngày 3/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Droupadi Murmu. |
Trầm lắng sau trăm năm lịch sử
Vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc những ngày tháng 7/2023 đầy nắng. Giữa màu xanh ngút ngàn của dải đất biên viễn, con sông Nậm Thi cắt ngang tạo thành một biên giới tự nhiên giữa hai nước. Bên này là TP Lào Cai (Việt Nam), bên kia là Hà Khẩu (Trung Quốc). Hai bên nối với nhau bằng một nhịp cầu Hồ Kiều. Chiếc cầu ấy nâng đỡ tuyến đường sắt huyết mạch Điền - Việt giữa hai nước Việt Nam - Trung Hoa.
Tuyến đường sắt đầu tiên làm cầu nối giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc. |
Trải qua trăm năm có lẻ, tuyến đường sắt Điền - Việt đã tạo ra những kỳ tích cho sự phát triển giao thương của 2 nước. Tuy nhiên tới nay, tuyến đường sắt này đã tới lúc trầm lắng, ít thể hiện được vai trò kết nối giao thương.
Đặc biệt kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam đều phát triển đường bộ cao tốc từ Côn Minh đến Hà Khẩu. Việt Nam mở cao tốc từ Hà Nội lên Lào Cai, tuyến đường sắt Điền - Việt gần như rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng.
Vào đầu những năm 2000, tuyến đường sắt Điền - Việt vẫn còn hoạt động liên vận. Nhưng sau khi hệ thống đường bộ cao tốc phát triển, hoạt động liên vận gần như dừng hẳn. Ở phía Việt Nam, mặc dù hoạt động đường sắt vẫn được duy trì, nhưng cũng chỉ ở tần suất thấp. Đa phần là phục vụ vận chuyển khai thác khoáng sản, còn vận chuyển hành khách và du lịch cũng hạn chế.
Tàu hàng liên vận quốc tế tại ga Lào Cai. |
Mặt khác, tuyến đường sắt giữa Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) đến Hà Khẩu (Trung Quốc) đang sử dụng khổ cũ (1.000 mm), đường hẹp và không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu Lào Cai về Hải Phòng khi quy mô tăng từ 500.000 - 700.000 tấn hiện nay lên 3 triệu tấn và 5 triệu tấn trong tương lai.
Do vậy, muốn hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường sắt và đi sâu vào lục địa Trung Quốc và tiến tới vào châu Âu, ngành đường sắt phải làm chuyển sang đường sắt khổ tiêu chuẩn (1.435 mm). Hiện nay, Trung Quốc cũng đã làm tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn nay đến Hà Khẩu.
Do đường sắt Lào Cai - Hà Khẩu chưa được kết nối, năng lực vận tải ga Lào Cai vẫn thấp so với tiềm năng, hàng hóa được xuất khẩu qua đây chỉ đạt được khoảng 1/3, tương đương khoảng 1 triệu tấn.
Theo nhân viên của doanh nghiệp vận tải xuất khẩu hàng sang Trung Quốc, những năm trở lại đây, hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc phải tạm dừng tại ga Lào Cai để sang tải vì đường sắt Việt Nam vẫn dùng khổ nhỏ, trong khi đó đường sắt Trung Quốc đổi sang khổ lớn hơn. Điều này khiến cho hàng hóa đến đây phải mất 1 ngày sang tải mới sang được Trung Quốc, kéo theo việc hao hụt hàng hóa và phát sinh thêm nhiều chi phí.
Tuy nhiên, xét ở góc độ đóng góp cho sự phát triển suốt hơn một thế kỷ, tuyến đường sắt Điền - Việt cũng đã tạo ra những kỳ tích, thúc đẩy sự phát triển giao thương về kinh tế, văn hóa cho cả 2 nước. Cho đến nay, nó vẫn là một biểu tượng của sự kết nối giao thương đi theo suốt chiều dài lịch sử.
Công trình kỳ tích đầu thế kỷ
Tuyến đường sắt Điền - Việt được khởi công xây dựng từ năm 1901. Đến năm 1910, tuyến đường sắt được hoàn thành: bắt đầu từ Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) đến huyện biên giới Hà Khẩu và kết nối với đường sắt Việt Nam qua cầu Hồ Kiều. Sau khi hoàn thành xây dựng, tuyến đường sắt này đi vào lịch sử ngành giao thông vùng Tây Nam Trung Quốc, mở ra con đường kết nối giao thương hiện đại bậc nhất thời bấy giờ.
Tuyến đường sắt Điền - Việt được khởi công xây dựng và hoàn thành từ năm (1901 - 1910). (Ảnh: KT) |
Nếu như trước đó, sự kết nối giao thông giữa Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc, chủ yếu qua đường bộ và đường thủy trên sông Hồng. Tuyến đường sắt Điền - Việt ra đời đã làm thay đổi toàn bộ phương thức giao thông, mở ra nhiều đô thị dọc theo cung đường, làm thay đổi căn bản về mặt giao thương giữa 2 nước.
Theo tài liệu của các nhà nghiên cứu, người Pháp xây dựng tuyến đường sắt Điền - Việt nhằm mục đích khai thác tài nguyên ở vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Nam Trung Quốc. Đồng thời thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị kết nối từ Hải Phòng, Việt Nam đến tận Côn Minh, Trung Quốc. |
Theo tài liệu lưu trữ ở Viện Viễn Đông Bác Cổ, năm 1893, chính phủ Pháp ký kết thỏa thuận với triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) “Chương trình hội đỉnh đường sắt Điền Việt Trung - Pháp", theo đó cho phép nước Pháp hay các công ty của Pháp có quyền xây dựng một tuyến đường sắt từ biên giới Bắc Kỳ (Việt Nam) đến Côn Minh.
Ngay sau thỏa thuận được ký kết, người Pháp đã phái các kỹ sư tới thăm dò tuyến đường, vẽ đồ án thiết kế.
Tháng 9/1899, Ngân hàng Hội Lý Đông phương do Pháp đứng đầu cùng một số công ty khác thành lập Công ty đường sắt Điền - Việt để bao thầu và thu hút vốn xây dựng tuyến đường, đoạn từ Hải Phòng đến Lào Cai gọi là “Việt đoạn”, đoạn từ Hà Khẩu đến Côn Minh gọi là “Điền đoạn”.
Tổng chiều dài của tuyến đường sắt Điền - Việt có chiều dài lên tới 855 km, với khổ rộng đường ray là 1m. Trong đó, đoạn đường ray ở phía Việt Nam là 389km và phía Trung Quốc là 466 km. Ngày 1/4/1910, đường sắt Hải Phòng - Côn Minh (đường sắt Điền - Việt) được khánh thành, với tổng kinh phí lên tới gần 159 triệu franc.
Giao thương có phần trầm lắng trên tuyến đường sắt sau một thế kỷ. |
Sau khi ra đời, tuyến đường sắt đã tạo ra sự giao thương xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thời bấy giờ, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở cả hai vùng thuộc loại chậm phát triển nhất ở Việt Nam và Trung Quốc.
Cho đến nay, những chuỗi đô thị mọc lên dọc các tuyến đường sắt ấy vẫn tồn tại và phát triển, như một dấu tích khẳng định của tuyến đường Điền - Việt suốt thời gian hơn trăm năm qua, như Hải Phòng, Hà Nội, Phú Thọ, Lào Cai của Việt Nam và Hà Khẩu, Tân Cai, Kiến Thủy, Trình Cống rồi vươn lên tận Côn Minh (Trung Quốc). Nhiều đô thị vùng biên giới Lào Cai - Vân Nam đều hình thành và phát triển gắn chặt với sự hưng thịnh và phát triển của tuyến đường sắt này.
Vận tải đường sắt Việt Nam - Nga sang trang mới Theo hãng tin Sputniknews, vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Việt Nam và Nga đang bước sang trang mới trong lịch sử. |
Tuyến đường ngắn nhất giữa Thái Lan và Việt Nam đã hoàn thành 60% Cây cầu hữu nghị Thái-Lào thứ 5 nối giữa tỉnh Bueng Kan (cực Đông Bắc Thái Lan) với tỉnh Bolikhamxai của Lào đã hoàn thành 60% với tiến độ nhanh hơn kế hoạch. |