Tận dụng EVFTA và đón đầu EVIPA để kết nối doanh nghiệp Hà Lan vào đầu tư tại Gia Lai
Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil 2021 kết nối cung - cầu doanh nghiệp 2 nước Ngày 2/12, Thương vụ Việt Nam tại Brazil đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Bang Sao Paulo tổ chức Hội thảo trực tuyến Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil năm 2021. Tại Hội thảo, đại diện Thương vụ Brazil và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) Việt Nam đã ký kết một số nội dung hợp tác đầu tư và thương mại giữa 2 nước trong thời gian tới. |
Kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Đức Ngày 12/11, Trường Đại học Việt Đức (VGU), Hội Hữu nghị Việt - Đức tỉnh Bình Dương cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, với sự bảo trợ của Viện Friedrich Naumann tại Việt Nam (FNF) đã tổ chức Hội thảo “Kiến tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn bình thường mới” theo hình thức trực tuyến. |
Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên Việt Nam, có diện tích tự nhiên hơn 15 nghìn km2, lớn nhất khu vực và lớn thứ 2 cả nước, có điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển 3 lĩnh vực thế mạnh bao gồm: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Công nghiệp năng lượng tái tạo và Du lịch; đây cũng chính là 3 lĩnh vực trụ cột được tỉnh Gia Lai đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhà máy chế biến các sản phẩm đồ uống của Công ty phát triển khoa học quốc tế Trường Sinh (Gia Lai). |
Gia Lai hiện có 3 lĩnh vực thế mạnh đang kêu gọi đầu tư là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch. Gia Lai cũng là địa phương có 2 lô hàng nông sản đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA là cà phê của Công ty TNHH Vĩnh Hiệp và chanh dây của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong đó, một số doanh nghiệp có thể tham gia xuất-nhập khẩu nông sản theo Hiệp định EVFTA như: Công ty cổ phần công nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, Công ty phát triển khoa học quốc tế Trường Sinh...
Chia sẻ trong Diễn đàn trực tuyến “Kết nối kinh doanh với Gia Lai: Tận dụng EVFTA và đón đầu EVIPA" vào tháng 11/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Hồ Phước Thành cho biết: "Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 đã mở ra nhiều cơ hội để hàng nông sản của Gia Lai có thể xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu. Bên cạnh cơ hội, thuận lợi thì Hiệp định EVFTA cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành nông sản Gia Lai để đạt các yêu cầu cụ thể như về xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật... trong bối cảnh các mặt hàng nông sản của tỉnh phần lớn còn xuất thô, chưa qua chế biến do thiếu nguồn vốn đầu tư và khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Thông qua buổi làm việc hôm nay, ông hy vọng các Hiệp hội, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp Hà Lan sẽ có được các thông tin cơ bản về tiềm năng hợp tác đầu tư với Gia Lai và trong thời gian tới sẽ có những hoạt động hợp tác, hỗ trợ cụ thể cho tỉnh Gia Lai khai thác, phát huy tối đa thế mạnh về nông nghiệp.
Cụ thể tỉnh Gia Lai sẽ kêu gọi đầu tư vào 4 dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao tại 4 huyện (Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang) với tổng số vốn kêu gọi đầu tư 97,5 triệu USD vừa được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt trong danh mục dự án Việt Nam kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 và 17 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 với tổng số vốn kêu gọi hơn 147 triệu USD.
Khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao do Hà Lan đầu tư tại Gia Lai. |
Đặc biệt, các nhà đầu tư sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi khi đến đầu tư tại tỉnh Gia Lai. Đồng thời, tỉnh cam kết tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với các nhà đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án.
Ông Phạm Việt Anh - Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan cho biết, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan đang có những bước phát triển mạnh, mang tầm chiến lược trong nhiều lĩnh vực đối với Việt Nam. Gia Lai là một tỉnh lớn của Việt Nam, có nhiều tiềm năng phát triển, có nền chính trị ổn định, nguồn lao động rồi dào và nguồn nguyên liệu phong phú; không những thế tiềm năng hợp tác giữa Gia Lai và Hà Lan sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhờ có Hiệp định tự do thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) đã được thông qua, gỡ bỏ nhiều rào cản về thuế và Hiệp định bảo hộ đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA) đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục sẽ mở thêm nhiều cơ hội bền vững cho cả hai phía
Ngài Đại sứ tin tưởng rằng khi các doanh nghiệp hai bên kết nối, hợp tác kết quả thu được sẽ rất to lớn, ngoài sự thịnh vượng chung cho các bên, sự hợp tác này sẽ góp phần tạo dựng một mô hình tổ chức sản xuất theo hướng bền vững vào bảo vệ môi trường Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam sẽ luôn là cầu nối vững chắc để doanh nghiệp hai bên liên hệ và tìm kiếm đối tác.
Bên cạnh đó, Hiệp hội chuyên gia PUM, Tổ chức Liên minh hợp tác xã Agriterra, Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan ở Việt Nam, Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Hà Lan, Hiệp hội trồng trọt Hà Lan Việt Nam, Phòng Thương mại Hà Lan-Việt Nam đã chia sẻ về cơ hội hợp tác giữa hai nước, trong đó nhấn mạnh vấn đề sắp tới sẽ kết nối với các doanh nghiệp Gia Lai để có thể tạo lập quan hệ hợp tác, đồng thời tìm hiểu những tiềm năng, thế mạnh khác của Gia Lai để tăng cơ hội hợp tác, đầu tư trong tương lai.
Nói về cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng, ông Rick Van Der Linden-Giám đốc Bộ phận Công nghệ gen Công ty DeHeus Việt Nam và Campuchia, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam-cho hay: “Gia Lai là địa phương có nhiều tiềm năng phù hợp với hoạt động của Tập đoàn chúng tôi. Chúng tôi đang triển khai Dự án Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại huyện Chư Pưh với quy mô 100 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong muốn có thêm hoạt động liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh trong vấn đề cung cấp thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, giống heo có gen tốt. Sắp tới, Hiệp định EVIPA được ký kết sẽ mở ra cơ hội hợp tác thuận lợi hơn rất nhiều. Hy vọng chúng tôi sớm có những cuộc gặp mặt với các doanh nghiệp tại Gia Lai để biến cơ hội thành hiện thực”.
Ông Guido Van Rooy-Giám đốc điều hành Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam-cam kết: “Chúng tôi sẽ tích cực hỗ trợ tỉnh trong việc cung cấp thông tin về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các doanh nghiệp tại Hà Lan. Tin tưởng rằng khi các doanh nghiệp hai bên kết nối, hợp tác chặt chẽ, kết quả thu được sẽ rất to lớn cho tất cả. Ngoài sự thịnh vượng chung cho các bên, sự hợp tác này sẽ góp phần tạo dựng một mô hình tổ chức sản xuất theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường”.
Doanh nghiệp Việt - Đức tận dụng năng lực vượt qua khó khăn, đón thời cơ mới hậu COVID-19 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến từ khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương tham gia kết nối, thảo luận và chia sẻ các chiến lược phát triển trong giai đoạn hậu khủng hoảng COVID-19, với sự tham vấn từ các nhà kinh tế và hoạch định chính sách. |
Hội thảo doanh nghiệp Séc-Việt thúc đẩy phát huy hiệu quả EVFTA Doanh nghiệp Séc cho biết vướng mắc hiện tại là vấn đề nâng cao chất lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Séc và EU, trong khi giá thành sản phẩm vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. |