e magazine
Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

06:47 | 18/09/2024

Tại vùng Siberia nguyên sơ và hùng vĩ, Shaman giáo đang hồi sinh đầy mạnh mẽ, gợi nhớ về những truyền thống cổ xưa. Shaman giáo tại Siberia - nơi con người kết nối với năng lượng thiên nhiên và thế giới linh hồn kỳ bí.
Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Tại vùng Siberia nguyên sơ và hùng vĩ, Shaman giáo đang hồi sinh đầy mạnh mẽ, gợi nhớ về những truyền thống cổ xưa. Shaman giáo tại Siberia - nơi con người kết nối với năng lượng thiên nhiên và thế giới linh hồn kỳ bí.

Từ "shaman” (pháp sư) có nguồn gốc từ tiếng của người Evenki cổ. Trong đó, "sha” có nghĩa là "kiến thức” và "man” nghĩa là người đàn ông. Như vậy, shaman dùng để chỉ những vị pháp sư - người sở hữu những kiến thức vượt ra ngoài tầm hiểu biết của người thường.
Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư
Pháp sư tái hiện nghi lễ tâm linh trong tour du lịch “Theo dấu chân Shaman”. Shaman giáo là một trong những tín ngưỡng cổ xưa nhất còn tồn tại. Hiện nay, các nghi lễ Shaman trở thành yếu tố đặc sắc cho phát triển du lịch. Ảnh: Ozon.ru

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư
Một pháp sư đang thực hành nghi thức cổ trong lễ hội “Tiếng gọi của 13 pháp sư”, tổ chức tại Baikal (Liên bang Nga). Các pháp sư được tin rằng có khả năng đoán trước tương lai và chữa lành bệnh tật cho mọi người. Ảnh: Pinterest

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư
Mặt trống khese khắc họa hình ảnh thiên giới, nhân gian và địa phủ. Theo quan niệm của Shaman giáo, thế giới được chia thành 3 tầng. Các pháp sư là người có thể di chuyển giữa các tầng thế giới, giao tiếp với các vị thần và linh hồn để cầu xin may mắn và sức khỏe, vạn vật sinh sôi. Trống và dùi (khese và toibor) là "phương tiện" du hành sang thế giới khác. Ảnh: ChronoScio

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư
Cột Serge là hình ảnh linh thiêng của Shaman giáo. Cột Serge cao và vững chãi, thường được làm từ gỗ thông tự nhiên và chạm khắc tinh xảo. Ảnh: YASIA

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm cạnh 13 cây cột serge trên vách đá Pháp sư, đảo Olkhon, Baikal. Truyền thuyết kể rằng thần Tengri đã gửi 13 người con trai (noyon) của mình xuống trần gian để hòa bình và công lý cho loài người. Những cây cột được dựng lên để tưởng nhớ các vị thần. Mỗi cây cột serge tượng trưng cho một điều khác nhau. Cây cột đầu tiên bên trái chỉ dành cho các pháp sư. Cột thứ năm bảo trợ cho sắc đẹp, sự tinh tế và tài năng. Cột thứ tám bảo trợ cho sự thịnh vượng. Cột số mười ba tượng trưng cho trí tuệ… Ảnh: dzen.ru

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư
Dải ruy băng buộc trên cột được gọi là hadak, có ý nghĩa khác nhau dựa theo màu sắc. Hadak trắng để cầu xin sức khỏe, màu đỏ - hạnh phúc trong gia đình, màu vàng - sự giàu có… Ảnh: Guide around Baikal

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư
Người dân cầu nguyện trước cây cột Serge. Ảnh: nazaccent.ru

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư
Khách du lịch trải nghiệm các nghi lễ Shaman giáo Siberia. Ảnh: dzen.ru
Shaman giáo bắt nguồn từ Siberia, là tín ngưỡng phát triển từ văn hóa của các bộ tộc du mục và nông nghiệp bản địa. Vị thần tối cao trong Shaman giáo là thần bầu trời Tengri, người tạo ra vũ trụ và vạn vật. Tín ngưỡng này cũng đề cao việc thờ cúng tổ tiên và sùng bái thiên nhiên. Theo quan niệm truyền thống, các pháp sư phải là những người được thần linh chọn lựa và ban cho năng lực đặc biệt. Hiện nay, Shaman giáo vẫn được thực hành bởi các cộng đồng dân tộc như Buryat, Evenk và Yakut tại Nga, phản ánh sự kết nối sâu sắc giữa con người với thiên nhiên và thế giới tâm linh.

Bạch Dương

Bạch Dương

Tin bài liên quan

Bạch dương: Cây kỳ diệu của nước Nga

Bạch dương: Cây kỳ diệu của nước Nga

Nếu cây tre là biểu tượng trong đời sống Việt Nam, cây bạch dương được người dân coi là biểu tượng của nước Nga. Bạch dương được yêu mến và tôn vinh nhờ vẻ đẹp thanh tao, sức sống mãnh liệt cùng những giá trị đặc biệt khác.
Lễ tiễn mùa đông ở Nga: Nơi băng tuyết tan chảy bởi nụ cười và tiếng hát

Lễ tiễn mùa đông ở Nga: Nơi băng tuyết tan chảy bởi nụ cười và tiếng hát

Tiễn mùa đông (Maslenitsa) là một lễ hội truyền thống của người Slavo, đánh dấu sự chuyển giao từ mùa đông sang mùa xuân, thể hiện sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Thưởng thức các món ăn truyền thống, tham gia các trò chơi dân gian và giao lưu với người dân địa phương tại khu rừng gần bến tàu Kalistovo, ngoại ô Moscow đã trở thành ký ức khó quên của sinh viên Việt Nam từng học tại Liên bang Nga.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận

Nhiều năm qua, các đối tượng thiếu thiện chí, cực đoan, phản động không ngừng tìm mọi phương thức, thủ đoạn hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một trong những vấn đề mà họ thường xuyên rêu rao, bịa đặt, đeo bám quyết liệt là xuyên tạc, vu khống về tình hình tự do, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Thủ đoạn, hoạt động này tiếp tục được các thế lực thù địch đẩy mạnh trong năm 2024.
Tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tại Bắc Ninh

Tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ mẫu tại Bắc Ninh

Ngày 29/11, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội thảo khoa học "Giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh và định hướng công tác quản lý trong đời sống đương đại".
Đặc sắc lễ mừng cơm mới ở miền quê cổ tích Ngọc Chiến

Đặc sắc lễ mừng cơm mới ở miền quê cổ tích Ngọc Chiến

Trong 2 ngày 27 và 28/8, UBND xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ hội mừng cơm mới năm 2022. Đây là một tín ngưỡng thờ cúng nông nghiệp, mang đậm bản sắc văn hóa, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Tin mới

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần đầu tiên sẽ được tổ chức tại Quảng Nam

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 9-11/12/2024. Sự kiện dự kiến thu hút 300 đại biểu từ các cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương của các nước thành viên UN Tourism và Việt Nam, cùng các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư nhân.
CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN: Phở bò là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới

CNN đã bình chọn phở bò của Việt Nam trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới.

Tin khác

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Nhịp cầu ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Ngày 20/11, Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh tại Hà Nội đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Nhịp cầu ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa” nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Gần 60 tay đua tranh tài tại Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng 2024

Ngày 21/11, tại Cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau mở rộng năm 2024 gắn với hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Cà Mau: Kết nối giao thương, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương

Ngày 20//11, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, họp mặt doanh nghiệp du lịch kết hợp Talkshow chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch hiệu quả trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024.
Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Nghề dệt thổ cẩm của người Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Vừa qua, UBND huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lễ công bố và trao quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.
Phiên bản di động