Phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn - giải pháp để gạo Việt chiếm lĩnh thị trường EU
Để hạt gạo Việt Nam chinh phục thị trường Vương quốc Anh Việt Nam cần có chiến lược nâng cao chất lượng gạo cũng như chiến lược xây dựng thương hiệu phù hợp. |
Báo Đức: Việt Nam phát triển trên nền tảng vững chắc Với tiêu đề "Phát triển kinh tế trên nền tảng vững chắc", nhà báo Gerhard Feldbauer đã có bài viết trên báo Thế giới trẻ (Junge Welt) của Đức ngày 2/8, đánh giá tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong 2 năm đại dịch COVID-19, trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang tăng mạnh. |
(Ảnh minh họa: TTXVN). |
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Brussels, ông Trần Văn Công, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại EU đã đưa ra những nhận định, đánh giá về vấn đề này.
Theo ông Trần Văn Công, hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường EU trong những năm vừa qua có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, EU không phải là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam do EU chỉ dành một hạn lượng là 80.000 tấn cho gạo trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Một lý do khác là EU cũng không phải là một thị trường tiêu thụ gạo lớn so với các thị trường khác.
Trong thời gian vừa qua, từ khi triển khai EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực để xuất khẩu gạo sang thị trường EU theo hạn lượng được cấp. Ông Trần Văn Công cho biết, đối với gạo xát thường, các doanh nghiệp đã tận dụng triệt để hạn ngạch. Riêng gạo xay, xuất khẩu vào EU còn rất ít. Theo cam kết là 20.000 tấn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam mới thực hiện được một phần rất nhỏ.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã cố gắng nỗ lực để tận dụng hạn ngạch 30.000 tấn gạo thơm xuất khẩu. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Công, việc xin cấp giấy chứng nhận với dòng gạo thơm còn khó khăn nên việc tận dụng mức hạn ngạch gạo thơm nêu trên trong thời gian vừa qua cũng chưa được như mong muốn. Do đó, lượng gạo của Việt Nam vào thị trường EU còn hạn chế so với các nước khác.
Để xuất khẩu gạo thành công vào thị trường EU, ông Trần Văn Công cho rằng các doanh nghiệp cần phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu chuẩn, đạt các tiêu chí do các quy định của EU đưa ra, cụ thể là các ngưỡng giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo Quy định 396/2005. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận dụng và khai thác tốt thị trường gạo EU cần phải tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu đạt chuẩn theo các quy định của EU. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tập trung vào khai thác tốt hạn ngạch EU đã dành cho Việt Nam với thuế suất là 0% trong khuôn khổ của EVFTA.
Ông Trần Văn Công nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác tốt hạn lượng gạo xát nhưng vẫn cần tập trung khai thác thêm hạn ngạch đối với nhóm gạo thơm và nhóm gạo xay để tận dụng tối đa hạn ngạch mà EU dành cho Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông Trần Văn Công, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần trao đổi với các đối tác nhập khẩu tại EU, đăng ký sớm với các cơ quan có thẩm quyền tại EU để có khung thời gian phù hợp và tập trung vào phát triển thương hiệu gạo.
Thời gian vừa qua, gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu thông qua một số đối tác lớn tại Đức, Séc, Hà Lan và Pháp và vẫn còn hạn chế tại các quốc gia khác. Hiện nay, Đức vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam thông qua nhiều kênh khác nhau. Gạo Việt nhập khẩu Đức được phân phối lại cho các nước khác, phục vụ nhu cầu trong nước, phân phối theo các cái kênh cho nhà hàng, siêu thị, các hệ thống siêu thị bán lẻ của cộng đồng châu Á. Gạo của Việt Nam cũng đã bước đầu được đánh giá cao về mặt chất lượng và có khả năng tiếp cận chiếm lĩnh thị trường.