
Phân tích những yếu tố tác động mạnh nhất đến thị trường năng lượng châu Âu
![]() Tín dụng doanh nghiệp tại châu Âu sụt mạnh từ trước loạt bê bối trong ngành ngân hàng.
|
![]() Giá trị bất động sản thương mại sụt giảm cũng như nhiều những nỗi lo trong ngành ngân hàng sau vụ sụp đổ của ngân hàng Credit Suisse cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư “chùn tay” và lo sợ.
|
Châu Âu có thể đã làm rất tốt việc giảm sự phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga cũng như hạn chế tối đa tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng gây ra bởi căng thẳng Nga – Ukraine, tuy nhiên cho đến nay châu Âu vẫn chưa thực sự thoát ra khỏi những khó khăn, theo giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nói với CNBC.
Theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải, “Châu Âu đã có thể thay đổi thị trường năng lượng, giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga xuống dưới mức 4% và kinh tế châu Âu vẫn không rơi vào suy thoái”, giám đốc điều hành tại IEA – ông Fatih Birol phân tích về thành công của châu Âu.
“Khí thải châu Âu đã giảm đi, dự trữ khí đốt ở ngưỡng rất thấp”, ông Birol nói bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima – Nhật.
Nga vốn giữ vị thế quan trọng trên thị trường năng lượng thế giới suốt nhiều năm qua, tuy nhiên sự phụ thuộc của phương Tây với ngành năng lượng nước này đã giảm đi đáng kể.
“Các nước châu Âu đã làm tốt trong mùa đông năm vừa rồi, dự trữ khí đốt đang ở mức phù hợp”, ông Birol nói. Ông Birol nhấn mạnh đến việc châu Âu đã đảm bảo được việc duy trì nguồn năng lượng đủ dùng trong thời gian qua, ngoài ra châu Âu cũng tương đối “gặp may” khi mà mùa đông vừa qua ấm áp hơn bình thường.
Tuy nhiên, ông Birol cảnh báo thị trường năng lượng khu vực hiện vẫn đương đầu với ba thách thức trong năm nay.
Nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao
Nguồn năng lượng của thế giới trong năm ngoái khá dồi dào trong năm ngoái khi mà Trung Quốc vẫn đang trong tình trạng phong tỏa, nhu cầu dầu và khí đốt từ Trung Quốc thấp do việc phong tỏa hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, điều tương tự không lặp lại trong năm nay và châu Âu sẽ có thể đương đầu với một mùa đông khắc nghiệt hơn.
Nhu cầu khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong nửa sau năm nay, ông Birol nói. Ông cũng nhấn mạnh việc nhập khẩu khí đốt vào Trung Quốc sẽ mang tính quyết định diễn biến của các thị trường khí đốt tự nhiên trên thế giới.
Dù vậy, ông Birol tin sẽ vẫn có yếu tố hỗ trợ cho thị trường, giá dầu và khí đốt sẽ có thể thấp hơn kỳ vọng và ông cũng không nghĩ nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ lên mạnh.
Việc Trung Quốc chấm dứt chính sách không COVID-19 trong tháng 12/2022 đã khiến cho nhu cầu năng lượng tăng lên, IEA cảnh báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ ước tính khoảng hơn 2 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Ông Birol khẳng định sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 60% mức tăng trưởng của nhu cầu dầu trong năm 2023.
Nước Mỹ vỡ nợ
Các thành viên của thị trường năng lượng toàn cầu đang theo dõi sát sao các cuộc đối thoại giữa Nhà Trắng và các chính trị gia Đảng Cộng hòa liên quan đến vấn đề trần nợ Mỹ. Nếu không có thỏa thuận, nước Mỹ có thể vỡ nợ vào đầu tháng 6/2023 dù rằng điều này được cho là khó xảy ra.
Các cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề trần nợ đã bị trì hoãn lại khi mà Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, ông đã trở lại Mỹ. Trong cuộc họp báo bên lề của thượng đỉnh G7, ông cho biết ông hoàn toàn không lo lắng về các cuộc đối thoại liên quan đến vấn đề trần nợ, nước Mỹ sẽ tránh được kịch bản vỡ nợ.
Cũng theo ông Birol, nếu nước Mỹ vỡ nợ, nhu cầu dầu sẽ đi xuống và giá dầu giảm đi, tuy nhiên ông cũng thể hiện sự tin tưởng về khả năng kịch bản đó sẽ không xảy ra.
“Tôi sẽ tránh đưa ra cho bạn con số chính xác, tuy nhiên sẽ không ngạc nhiên nếu giá dầu giảm sâu khi nước Mỹ vỡ nợ”, ông Birol dự báo.
Cũng theo ông Birol, vấn đề trần nợ của nước Mỹ rồi sẽ được giải quyết, ông không nhận thấy rủi ro quá lớn của thị trường dầu toàn cầu, tuy nhiên tất nhiên thị trường dầu luôn đương đầu với nhiều thách thức.
Giá dầu hồi phục trong phiên ngày thứ Sáu sau khi hạ 1% trong ngày liền trước bởi nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn về vấn đề trần nợ.
Châu Âu vẫn phụ thuộc vào Nga ở mức độ nhất định
Thách thức quan trọng mà các thị trường châu Âu đang đối mặt chính là sự phụ thuộc của họ vào khí đốt Nga chưa chấm dứt hoàn toàn, triển vọng nguồn cung hiện vẫn đang đương đầu với nhiều yếu tố bất ổn.
Nhiều nước trong khu vực đã rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trong năm ngoái khi mà nhập khẩu khí đốt của Nga đã giảm đi.
Xuất khẩu khí đốt từ doanh nghiệp khí đốt nhà nước Nga Gazprom sang Thụy Sỹ và EU giảm 55% trong năm 2022. Thế nhưng nếu xuất khẩu khí đốt theo tuyến này vẫn tiếp tục giảm trong năm nay, châu Âu sẽ lại đương đầu với những khó khăn nhất định khi mùa đông đến.
Cũng theo ông Birol, G7 và các nước châu Âu sẽ không thể ký kết thỏa thuận năng lương trở lại với Nga.
![]() Nước sản xuất dầu hàng đầu OPEC, Saudi Arabia, công bố sẽ giảm sản lượng mạnh tay nhất, mức hạ ghi nhận 500.000 thùng dầu/ngày, sau đó đến Iraq 211.000 thùng, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (144.000 thùng).
|
![]() Chốt lại tuần, giá dầu Brent giảm 5,3% còn giá dầu WTI hạ 7,1% dù rằng có phiên hồi phục mạnh trong ngày thứ Sáu. Lần đầu tiên tính từ tháng 11/2022, cả hai loại giá dầu giảm ba tuần liên tiếp.
|
Các tin bài khác

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia

Giá vàng trở lại "cơn sốt", phá đỉnh lịch sử mới

Vinamilk tặng 50.000 hộp sữa cho thiếu nhi TP.HCM hướng đến sự kiện đặc biệt 30/4

Thị trường bất động sản Đông Anh bứt tốc nhờ “cú hích” từ sân bay Gia Bình
Đọc nhiều

Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc

Thanh niên Việt - Trung tiếp nối lý tưởng, vun đắp tình hữu nghị

Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khi tới Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ
![[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung](https://tacnghiep.thoidai.com.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/16/11/croped/medium/anh-bo-truong-quoc-phong-phan-van-giang-to-son-cot-moc-bien-gioi-viet-trung-20250416110514.jpg?250416121423)
[Ảnh] Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tô son cột mốc biên giới Việt - Trung

Nhiều công trình thiết thực hỗ trợ bà con biên giới Thành phố Huế
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
