Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu
Ngọc Linh 13/02/2021 12:09 | Văn hóa - Du lịch
![]() |
Sáng mùng 1 Tết, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa đón khách. Lượng người đến di tích Tết Tân Sửu này ít hơn so với Tết Canh Tý năm ngoái do dịch COVID-19 (Ảnh: Kinh tế đô thị).
![]() |
Tại những danh thắng nổi tiếng khác như Đền Quán Thánh, khách đến thăm quan, du xuân cũng vắng hơn (Ảnh: An ninh thủ đô).
![]() |
Chùa Trấn Quốc cũng không đông đúc như mọi năm. Người dân đi lễ đều chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang (Ảnh: An ninh thủ đô).
![]() |
Ban Quản lý các di tích cũng chuẩn bị nhiều biện pháp để đảm bảo giãn cách, phòng, chống lây lan dịch bệnh. Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã vẽ vạch kẻ sơn để người dân đứng xếp hàng đảm bảo giãn cách (Ảnh: Kinh tế đô thị).
![]() |
Tại Hồ Văn (Văn Miếu), việc xin chữ đầu năm diễn ra từ ngày 5/2. Người dân đến xin chữ chủ động rửa tay sát khuẩn ngay tại cửa vào (Ảnh: Tiền Phong).
![]() |
Lượng người đến xin chữ không nhiều, số lượng ông đồ cũng giảm. Không còn cảnh ông đồ ngồi vỉa hè, xung quanh khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: Tiền Phong).
![]() |
Mặc dù đã bước sang đầu năm mới nhưng một số gian ở đây lại vắng bóng ông đồ (Ảnh: Tiền Phong).
![]() |
Các ông đồ và sĩ tử đeo khẩu trang, đứng giãn cách khi cho/xin chữ (Ảnh: Kinh tế đô thị).
![]() |
Ở khu vực Hồ Văn, các ông đồ ở đây cũng bắt buộc phải đeo khẩu trang, thậm chí bàn có tấm kính chắn để đảm bảo an toàn khi thực hiện việc cho chữ (Ảnh: Tiền Phong).
![]() |
Xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa có từ rất lâu đời, việc xin chữ - cho chữ thể hiện việc coi trọng tri thức đồng thời là dịp thể hiện những mong muốn cho một năm mới.
![]() |
Mặc dù phải chờ đợi, song ai cũng kiên nhẫn tự tay mình xin chữ và cảm thấy hài lòng với thành quả thu được (Ảnh: An ninh thủ đô).



Truyền hình
Đáng chú ý
Việt Nam và Ai Cập thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại hậu Covid-19

Bài viết mới
Hậu Giang chuẩn bị cho giải Marathon quốc tế “Mekong Delta Marathon” 2022

“Đại náo Cung Trăng” – Chuyến phiêu lưu đến vương quốc Mặt trăng bằng hoạt hình

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.