Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

12:09 | 13/02/2021

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19, Tết Tân Sửu năm nay, hoạt động xin chữ - cho chữ đầu năm cũng có nhiều thay đổi. Các ông đồ đeo khẩu trang, cho chữ qua tấm chắn còn người đến xin chữ thì xếp hàng ngay ngắn, đảm bảo khoảng cách tối thiểu.
Mùng 2 Tết Mẹ Mùng 2 Tết Mẹ
Muôn vẻ độc đáo lễ hội về trâu, bò trên thế giới Muôn vẻ độc đáo lễ hội về trâu, bò trên thế giới
Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Sáng mùng 1 Tết, Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa đón khách. Lượng người đến di tích Tết Tân Sửu này ít hơn so với Tết Canh Tý năm ngoái do dịch COVID-19 (Ảnh: Kinh tế đô thị).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Tại những danh thắng nổi tiếng khác như Đền Quán Thánh, khách đến thăm quan, du xuân cũng vắng hơn (Ảnh: An ninh thủ đô).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Chùa Trấn Quốc cũng không đông đúc như mọi năm. Người dân đi lễ đều chấp hành nghiêm túc việc đeo khẩu trang (Ảnh: An ninh thủ đô).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Ban Quản lý các di tích cũng chuẩn bị nhiều biện pháp để đảm bảo giãn cách, phòng, chống lây lan dịch bệnh. Trung tâm HĐVHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã vẽ vạch kẻ sơn để người dân đứng xếp hàng đảm bảo giãn cách (Ảnh: Kinh tế đô thị).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Tại Hồ Văn (Văn Miếu), việc xin chữ đầu năm diễn ra từ ngày 5/2. Người dân đến xin chữ chủ động rửa tay sát khuẩn ngay tại cửa vào (Ảnh: Tiền Phong).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Lượng người đến xin chữ không nhiều, số lượng ông đồ cũng giảm. Không còn cảnh ông đồ ngồi vỉa hè, xung quanh khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Ảnh: Tiền Phong).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Mặc dù đã bước sang đầu năm mới nhưng một số gian ở đây lại vắng bóng ông đồ (Ảnh: Tiền Phong).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Các ông đồ và sĩ tử đeo khẩu trang, đứng giãn cách khi cho/xin chữ (Ảnh: Kinh tế đô thị).

Ông đồ đeo khẩu trang cho chữ Tết Tân Sửu

Ở khu vực Hồ Văn, các ông đồ ở đây cũng bắt buộc phải đeo khẩu trang, thậm chí bàn có tấm kính chắn để đảm bảo an toàn khi thực hiện việc cho chữ (Ảnh: Tiền Phong).

Ông đồ đeo khẩu trang, người đi lễ xếp hàng dài chờ xin chữ

Xin chữ đầu năm là một nét đẹp văn hóa có từ rất lâu đời, việc xin chữ - cho chữ thể hiện việc coi trọng tri thức đồng thời là dịp thể hiện những mong muốn cho một năm mới.

Ông đồ đeo khẩu trang, người đi lễ xếp hàng dài chờ xin chữ

Mặc dù phải chờ đợi, song ai cũng kiên nhẫn tự tay mình xin chữ và cảm thấy hài lòng với thành quả thu được (Ảnh: An ninh thủ đô).

Văn khấn hóa vàng Tết Tân Sửu 2021 đầy đủ, chính xác nhất Văn khấn hóa vàng Tết Tân Sửu 2021 đầy đủ, chính xác nhất
Tùy vào từng gia đình, lễ hóa vàng có thể làm từ mùng 3 đến mùng 10 Tết. Dưới đây là văn khấn hóa vàng Tết Tân Sửu 2021 đầy đủ, chính xác nhất.
Cộng đồng người Việt tại Lào đón Tết cổ truyền Tân Sửu gọn nhẹ, bảo đảm an toàn Cộng đồng người Việt tại Lào đón Tết cổ truyền Tân Sửu gọn nhẹ, bảo đảm an toàn
Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và cộng đồng người Việt Nam tại Lào đã đổi mới hình thức tổ chức Tết cộng đồng nhân dịp đón Tết cổ truyền Tân Sửu năm 2021 theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, bảo đảm an toàn cao.
Mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa gì trong đời sống văn hóa của người Việt? Mâm ngũ quả ngày Tết mang ý nghĩa gì trong đời sống văn hóa của người Việt?
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam, trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước.

Ngọc Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ong-do-deo-khau-trang-cho-chu-tet-tan-suu-131141.html

In bài viết