Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
06:20 | 12/07/2022 GMT+7

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên

aa
Trong tín ngưỡng tâm linh dân gian, Việt Nam có Tam Tổ: Địa Tổ, Thủy Tổ và Sơn Tổ là núi Ba Vì, ở Sơn Tổ có một ngôi đền thờ Sơn Tinh gọi là Đền Thượng.
Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu Chiêm bái chốn thiêng Đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu tọa lạc tại làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Đền mang nét kiến trúc cổ kính thu hút đông người dân về hành hương.
Đền Voi Phục, Đền Quán Thánh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đền Voi Phục, Đền Quán Thánh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
Sáng 29/5, Quận Ba Đình tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt "Thăng Long tứ trấn" cho cụm di tích Đền Voi Phục, Đền Quán Thánh.

Sơn Tổ, nơi cư ngụ của Sơn Tinh

Dãy núi Ba Vì có diện tích không rộng nhưng khá cao và độ dốc lớn. Núi có 3 ngọn nằm trên một khối gồm: Đỉnh Vua cao 1.296m, Tản Viên cao 1.281m và Ngọc Hoa cao 1.120m, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh. Mặc dù tên núi là Ba Vì nhưng dân gian gọi là núi Tản Viên.

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên
Tản Viên Sơn linh thiêng đất Việt. (Ảnh: Internet)

Trong Dư Địa Chí, cuốn sách được Nguyễn Trãi soạn trong 10 ngày làm “giáo trình” dạy vua Lê Thái Tông, viết rằng: “Núi Tản Viên ấy là núi Chủ (Tổ) của nước Nam ta đó”.

Hình thế của Tản Viên vô cùng độc đáo, khác hẳn với các quả núi ở Đại Việt. Theo sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (đời Trần) thì núi Tản Viên nằm ở phía tây kinh đô nước Nam Việt, lên cao núi thắt lại rồi xòe ra như cái ô nên có tên là Tản Viên.

Núi “sừng sững tráng lệ, ba đỉnh đứng dàn hàng, cao vút như trong bức họa”, và Sơn Tinh liền “lên tận đầu ngọn Vân Mộng (tên ban đầu của Tản Viên) mới lấy đó làm nơi cư ngụ”.

Cao Biền cũng bó tay

Sách Lĩnh Nam chích quái kể rằng, thế kỷ thứ 9 thời Bắc thuộc, Cao Biền - một tướng tài của nhà Đường am hiểu và cực giỏi phong thủy - từng dùng thuật trấn yểm ở chân núi Tản Viên.

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên
Ảnh minh họa Cao Biền bay trên diều giấy tìm nơi trấn yểm.

Để đạt được mục đích Cao Biền dùng “diệu kế” quen thuộc. Ông ta cho khiêng kiệu đến chân núi để dụ Sơn Tinh ra bằng chiêu thức vẫn sử dụng, tức là dùng cô gái đồng trinh chuẩn bị mâm cỗ để mời thần linh (ở đây là Sơn Tinh nhập xác ăn cỗ), sau đó sẽ chém đầu cô gái cũng là giết chết Sơn Tinh.

Nhưng lần này, Sơn Tinh lợi hại ở chỗ đã hóa thân thành mây ngũ sắc chuẩn bị nhập vào cô gái lại bay lên. Nhìn lên trên cao, Cao Biền thấy rõ Sơn Tinh vén mây ra và nhổ một bãi nước bọt xuống mâm cỗ.

Mưu kế bất thành Cao Biền chỉ còn biết than: “Chỗ này thần linh rất thiêng, ta không trừ được, tất có ngày ta phải cuốn gói về nước thôi”. Cao Biền không biết Tản Viên chính là điểm khởi phát của trục Long Mạch thần đạo.

Trong quan niệm tâm linh của phương Đông thì “Sơn bất tại cao, hữu thần tắc linh” (nghĩa là núi không phải chỉ do cao, cứ có thần (tiên) là núi thiêng). Từ quan niệm đó có thể dễ dàng cắt nghĩa vì sao Tản Viên thấp hơn núi Tam Đảo nhưng dân gian lại nói “Nhất cao là núi Tản Viên/Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn”.

Vì thiêng nên sức lan tỏa của Tản Viên Sơn Thánh rất rộng lớn. Bởi thế dân gian mới xếp Thánh Tản đứng đầu trong bốn vị thánh bất tử ở Việt Nam gồm: Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Từ và Mẫu Liễu Hạnh.

Vua Minh cũng đem lễ sang tế thần

Không biết Tản Viên Sơn Thánh lưu truyền trong tâm thức dân Việt từ bao giờ nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư có thông tin về núi Tản: “Vào năm 1073 trời mưa lớn liên tục, vì vậy hoàng đế Lý Nhân Tông đã cho rước tượng Phật từ chùa Pháp Vân về kinh đô để cầu mưa tạnh. Hoàng đế cũng cho cúng thần núi Tản Viên”.

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên
Núi thiêng Ba Vì nhìn từ xa. (Ảnh: Internet)

Năm 1449, hạn hán diễn ra nhiều nơi, mất mùa dân đói kém nên vua Lê Nhân Tông đã sai Tham tri Bùi Cầm Hổ, Lễ bộ lang trung Nguyễn Cảnh đi cầu dảo ở núi Tản Viên.

Khi núi Tản Viên bị lở, vua Lê Kinh Tông cho chép vào Đại Việt sử ký toàn thư. Điều đó cho thấy Tản Viên vùng núi địa linh mang tầm quốc gia.

Thậm chí khi con trai của Lê Quý Đôn là Quý Kiệt dự kỳ thi năm 1775, ngoài nhờ Đình Trung làm bài hộ, Lê Quý Đôn còn “táng trộm mả tổ ở cấm địa tại sơn phận Tản Viên”.

Triều Nguyễn, đời vua Minh Mạng sai đúc Cửu Đình làm biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của vương triều đã cho khắc hình núi Tản Viên vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg) cùng với cửa Cần Giờ (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) và sông Thạch Hãn (nay thuộc tỉnh Quảng Trị). Năm 1850 Tản Viên Sơn Thánh còn được vua Tự Đức lưu vào điển lễ tế tự của quốc gia.

Núi Tản Viên không chỉ thiêng ở nước Việt mà tiếng tăm còn bay sang cả phương Bắc, Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Năm Canh Tuất, Thiện Khánh năm thứ 1 (1370)… Mùa xuân, tháng Giêng vua Minh (Trung Quốc) tự làm bài chúc văn sai Diêm Nguyên Phục, đạo sĩ cung Triều Thiện đem lễ là trâu và lụa đến tế thần núi Tản Viên và thủy thần sông Lô”.

Công sứ Pháp xây lại đền

Về dựng đền thờ Sơn Tinh ở núi Tản Viên, Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa thu, tháng 7 năm 1145 vua Lý Anh Tông sai dựng đền thờ thần núi Tản Viên”. Tuy nhiên không thấy sử chép việc trùng tu đền thế nào.

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên
Cổng lên đền Thượng. (Ảnh: Internet)

Đầu năm 1902, khi mới nhận chức ở tỉnh Sơn Tây, công sứ Pháp là Theodore Muselier muốn khám phá núi Ba Vì nên ông đã tổ chức một đoàn leo núi thám hiểm. Từ chân núi lên độ cao 600m đoàn theo đường mòn mà người Dao cư ngụ ở lưng chừng núi vẫn đi, nhưng từ cao độ 600m trở lên thì cây cối và dây leo chằng chịt không có đường mòn.

Muselier không nản, ông cho phát cây mở đường, băng qua thác và suối bất chấp bị côn trùng cắn và thú dữ gầm gừ. Sau mấy ngày vất vả, gian nan, nguy hiểm tính mạng đoàn thám hiểm được trả công. Họ đã lên được đỉnh Tản Viên và thấy Đền Thượng là đống nát.

Sau này trong hồi ký, Muselier đã bộc bạch suy nghĩ của ông ta: “…Họ đã huy động bao nhiêu người để xây dựng ngôi đền? Đường đi vô cùng khó khăn, rất hiểm trở, nguy hiểm, họ mất bao nhiêu thời gian để vận chuyển vật liệu? Ngoài sức người và sức ngựa còn có phương tiện nào tham gia vào việc này? Rồi tôi miên man nghĩ về vị Thánh được thờ trong đền”.

Sau chuyến thám hiểm Muselier cho xây lại đền. Việc đầu tiên, ông cho chặt cây, xếp đá làm đường. Và con đường này được ghi trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 bắt đầu từ trại lính ở chân núi men theo phía sông Đà qua eo núi giữa đỉnh bắc và đỉnh trung tiếp đó men theo sườn núi phía đông để lên đỉnh Tản Viên.

Để vận chuyển vật liệu, Muselier đã sử dụng sức lực của tù nhân, bắt họ phải gùi từng tảng đá, túi cát bước trên con đường mới mở còn các gốc cây nhọn và đá mấp mô. Muslier đã trưng dụng một thợ cả chuyên xây dựng đình đền và nhà ở trong vùng chỉ đạo những người thợ để xây một ngôi đền nhỏ. Cuối năm 1902, ngôi đền hoàn thành. Việc này được ghi lại trong một tấm bia ở chùa Vị Thủy (thị xã Sơn Tây).

Năm 1942, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã cử một đội khảo sát, đo đạc vẽ thiết kế để xây dựng khu nghỉ dưỡng ở độ cao trên 1.000m. Nhóm này thấy ngôi đền do công sứ Muselier xây từ 40 năm trước giờ chỉ là đống vụn nát của gỗ và đá. Chính quyền tỉnh Sơn Tây không xây lại đền nhưng cho làm lại con đường mà Muslier đã mở.

Đền Thượng ngày nay

Núi Tổ Ba Vì và bí ẩn đền thờ Thánh Tản Viên
Ban thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh trong đền Thượng. (Ảnh: Internet)

Năm 1993, Vườn Quốc gia Ba Vì đã xây một ngôi đền nhỏ trên tàn tích cũ. Lưng tựa vào vách núi, mặt quay về hướng nam. Chính điện có bức hoành phi với bốn đại tự Tản Lĩnh Linh Thần. Công trình do kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính thiết kế.

Năm 2008, đền Thượng, Trung và Hạ được Nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia. Năm 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây đền mới với qui mô lớn hơn: có nhà thủ từ, nhà sắp lễ, nghi môn, am hóa vàng. Hai cột bên ngoài có đôi câu đối:

Núi Tản tựa trời cao, ba đỉnh lừng danh từ vạn cổ

Sông Đà trừ thác dữ, một dòng rực sáng đến mai sau

Ngày nay Đền Thượng không chỉ là địa chỉ tâm linh mà còn là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước.

Thanh Hóa: đầu xuân trẩy hội Đền Nưa Thanh Hóa: đầu xuân trẩy hội Đền Nưa
Hằng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, từng dòng người lại đổ về núi Nưa, thuộc thị trấn Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa để khai hội Đền Nưa - Am Tiên và tham gia lễ mở “cổng trời”, xin lộc, cầu an.
Độc đáo du xuân Độc đáo du xuân "lên rừng, xuống biển" tại xứ Thanh
Mỗi độ tết đến xuân về, người dân xứ Thanh thường có thói quen du xuân, đi đền, chùa, vãn cảnh theo lịch trình “lên rừng, xuống biển” để cầu may. Thường những người có thời gian và điều kiện kinh tế, họ sẽ đi "đủ tua" và bắt đầu lên khu di tích Cửa Đặt, sau đó qua Phủ Na, sang đền Nưa - Am Tiên rồi xuôi về Sầm Sơn với đền Độc Cước.
Theo: vtc.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Học sinh một số khối lớp của Ba Vì, Hà Nội sẽ đi học trực tiếp từ ngày 8/11

Học sinh một số khối lớp của Ba Vì, Hà Nội sẽ đi học trực tiếp từ ngày 8/11

Ngày 6/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành văn bản số 3908/UBND-KGVX thống nhất về nguyên tắc theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội điều chỉnh phương án cho học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Sơn Tây có những đặc sản gì mang đậm vị quê hương?

Sơn Tây có những đặc sản gì mang đậm vị quê hương?

Những đặc sản của Sơn Tây ghi dấu ấn trong lòng thực khách bởi vị quê hương khi thưởng thức.    

Các tin bài khác

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành.
Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Đi khắp các địa phương ở Hải Dương, tôi chợt nhận ra nhiều giếng làng - mạch nguồn sự sống của các vùng quê nghèo thuở xưa đang được các thế hệ hôm nay cải tạo, trân trọng gìn giữ.
Canh chua cá của Việt Nam lọt top 10 món ngon nhất thế giới từ cá

Canh chua cá của Việt Nam lọt top 10 món ngon nhất thế giới từ cá

Các chuyên gia ẩm thực của chuyên trang TasteAtlas gọi tên món canh chua cá của Việt Nam trong danh sách 100 món làm từ cá ngon nhất thế giới.
Hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật về đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Trưng bày chuyên đề lần này giới thiệu đến khách quan hơn 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật qua bộ sưu tập: cân, đong, đo, đếm được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: đồng, sắt, gỗ... từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động