Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
14:16 | 06/10/2023 GMT+7

Những người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng

aa
Tại xã Long Tân (huyện Phú Riềng, Bình Phước), những ngày cuối tuần hay cuối tháng, khoảng chục người phụ nữ S'tiêng nhiều độ tuổi cùng nhau miệt mài bên khung dệt. Không chỉ tạo ra sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau truyền dạy cho con cháu có chung niềm đam mê nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.
Độc đáo Tết Lấp lỗ của đồng bào dân tộc Chứt ở Hà Tĩnh
Gìn giữ nét đẹp trong phong tục đón dâu mới của đồng bào dân tộc Thái ở Tương Dương

Chiếc khung cửi bằng gỗ để dệt vải được “vận hành” trơn tru bởi bàn tay điêu luyện của bà Thị Gái (ở Thôn 6, xã Long Tân) nay đã mòn dần theo năm tháng. Dù đã bước qua tuổi 75, bà Gái vẫn miệt mài dệt thổ cẩm mỗi khi có thời gian phù hợp. Bà chia sẻ đã dệt thổ cẩm thành thạo từ lúc 18 tuổi. Lúc đó, gia đình sống chung với bà ngoại, thường thấy bà dệt thổ cẩm. Những hoa văn đẹp, cách làm tỉ mỉ của sản phẩm dệt khiến bà Gái thích thú và đam mê học hỏi.

Những người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng
Chị Thị Bình ở thôn Phú Thuận, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng đã gắn bó hơn 40 năm với khung dệt.

Theo bà Gái, dệt thổ cẩm lúc đầu phải có niềm đam mê, sau đó mới đến năng khiếu và kiên nhẫn. Về sau, những phụ nữ biết dệt thổ cẩm ngày càng ít đi. Trên địa bàn, hiện chỉ còn lại khoảng 10 người biết dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc S’tiêng.

"Tôi cũng đã có tuổi rồi, những khi sức khỏe tốt mới cùng các con cháu dệt thôi. Những năm tháng qua, tôi đã truyền dạy cho các con cháu biết dệt và có người đã biết hướng dẫn người sau. Tôi luôn mong các thế hệ sau này phải gìn giữ nét đẹp của dân tộc không để mai một”, bà Gái chia sẻ thêm.

Bà Thị Liên (56 tuổi, người thuộc thế hệ sau bà Thị Gái) đã gắn bó hơn 40 năm với khung dệt. Bà Liên chủ động làm “cầu nối” để phụ nữ trong thôn ngồi lại với nhau, cùng dệt và chỉ dạy cho con cháu duy trì nét văn hóa thổ cẩm truyền thống. Bà Liên cho biết, bà học dệt thổ cẩm từ các thế hệ đi trước. Đây là nghề dệt của dân tộc đã có từ lâu, bà cố gắng gìn giữ, phát huy truyền dạy cho các con cháu.

Việc truyền dạy thổ cẩm của dân tộc S’tiêng tại Thôn 6 xuất phát từ tinh thần tự giác gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc. Thực tế hiện nay, số người biết dệt thổ cẩm càng ngày càng ít. Chị Điểu Thị Ít (39 tuổi) được coi là thế hệ trẻ trong những người biết dệt thổ cẩm. Chị Điểu Thị Ít dù chỉ bắt đầu biết dệt thổ cẩm ở mức cơ bản. Niềm đam mê nghề dệt thổ cẩm đã thôi thúc chị chăm chú lắng nghe, học hỏi từ các bậc tiền bối nhiều hơn.

Mỗi lần tụ họp để dệt thổ cẩm, với chị Ít đã trở thành món ăn tinh thần đặc biệt. Chị cho biết: Việc các bà, các mẹ thường xuyên dệt đã khơi dậy đam mê trong chị. Chị cố gắng học để biết dệt và có thể truyền dạy cho các những người đi sau, tiếp tục bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa truyền thống này.

“Tôi rất thích truyền thống dệt thổ cẩm dân tộc S'tiêng. Tôi mong muốn nét truyền thống này luôn luôn được giữ gìn; tiếp tục học hỏi các cô, các chị để thực hiện mong muốn đó. Trong tương lai, tôi muốn càng ngày càng có nhiều người tuổi như tôi hoặc trẻ hơn có chung niềm đam mê gìn giữ nét văn hóa bản sắc dân tộc S’tiêng mình”, chị Điểu Thị Ít cho biết thêm.

Những người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng
Bà Thị Nhoi ở thôn Phú Thuận, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng dệt thổ cẩm mỗi khi rảnh rỗi.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long Tân Đỗ Nhật Quang: Đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng sinh sống chủ yếu ở Thôn 6. Dệt thổ cẩm truyền thống người dân tộc S’tiêng bản địa đang được một số ít phụ nữ gìn giữ và truyền dạy cho từng thế hệ trẻ. Việc bà con nhận thức, có ý thức gìn giữ nét văn hóa của dân tộc là điều đáng mừng. Đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm, thế hệ trước luôn có sự kế thừa truyền dạy cho thế hệ sau nên dệt thổ cẩm vẫn được duy trì.

Theo ông Đỗ Nhật Quang, thực tế, việc tiêu thụ sản phẩm từ dệt thổ cẩm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm dệt thổ cẩm dân tộc S’tiêng chủ yếu sử dụng trong các lễ cưới, hỏi hoặc đi dự các sự kiện lễ hội văn hóa, ít được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày nên phụ nữ khó có thể sống bằng nghề truyền thống. Chính quyền địa phương đã vận động những người biết dệt thổ cẩm tiếp tục truyền lại cho những người chưa biết, từ đó giúp nét đẹp của nghề dệt thổ cẩm tiếp tục được lưu giữ. Những người phụ nữ S’tiêng âm thầm “giữ lửa”, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của dân tộc góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/dia-phuong/nhung-nguoi-giu-lua-nghe-det-tho-cam-cua-dong-bao-dan-toc-stieng-20231006074352151.htm

Trải nghiệm sắc màu thổ cẩm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Trải nghiệm sắc màu thổ cẩm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Công nhận Nghề dệt choàng trăm tuổi Hồng Ngự (Đồng Tháp) là di sản quốc gia Công nhận Nghề dệt choàng trăm tuổi Hồng Ngự (Đồng Tháp) là di sản quốc gia
Theo Baotintuc.vn
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Nghề dệt thổ cẩm ở Pơ Ninh, xã Lăng, Quảng Nam: Cần cơ chế riêng để bảo tồn

Nghề dệt thổ cẩm ở Pơ Ninh, xã Lăng, Quảng Nam: Cần cơ chế riêng để bảo tồn

Nghề dệt thổ cẩm cần có cơ chế riêng để bảo tồn. Những người đang giữ nghề mong muốn nhà nước có cơ chế hỗ trợ để họ vừa giữ nghề nhưng vẫn sống được với nghề. Những chính sách, văn bản đầu tư nên sớm đi vào đời sống. Cần phát triển du lịch để ngày càng nhiều người biết đến sản phẩm dệt của Pơ Ninh… Đó là mong muốn của người Cơ Tu ở Pơ Ninh trong gìn giữ nghề truyền thống.
Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền

Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền

Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập.
Trải nghiệm sắc màu thổ cẩm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm sắc màu thổ cẩm tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 7/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, chương trình “Sắc màu thổ cẩm” sẽ diễn ra nhằm giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế về những nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, cùng các hoạt động trải nghiệm.

Các tin bài khác

Lễ hội Đồng Xâm (Thái Bình): Tôn vinh nét đẹp truyền thống nghề kim hoàn

Lễ hội Đồng Xâm (Thái Bình): Tôn vinh nét đẹp truyền thống nghề kim hoàn

Sáng ngày 8/5, tại xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024.
Tôn vinh di sản hát Xoan Phú Thọ

Tôn vinh di sản hát Xoan Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ đã có nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Rực rỡ làng hương hơn trăm tuổi Quảng Phú Cầu

Rực rỡ làng hương hơn trăm tuổi Quảng Phú Cầu

Đến vùng ngoại ô của xứ kinh kỳ, chỉ cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía Nam, ai cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của làng tăm hương Quảng Phú Cầu. Chẳng ồn ào, tấp nập, nhưng sự miệt mài lao động từ đôi bàn tay thoăn thoắt, khéo léo của người nghệ nhân bên những bó chân tăm nhiều màu sắc cũng đủ làm bừng sáng một góc trời.
Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa tớ dày 2023 sẽ diễn vào 22 - 24/12

Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa tớ dày 2023 sẽ diễn vào 22 - 24/12

Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa tớ dày 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22/12-24/12 tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Đọc nhiều

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán vàng miếng lên 79 triệu đồng/lượng

Sau hơn 1 tháng giữ nguyên giá bán vàng miếng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải điều chỉnh tăng lên trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tiếp tăng, chinh phục các mức kỷ lục mới.
Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu”: Sân chơi sáng tạo của sinh viên ngành du lịch

Sau vòng sơ khảo và bán kết đầy cạnh tranh, ngày 17/7, chung kết Cuộc thi “Sài Gòn - Thành phố tôi yêu” đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. 7 đội thi lọt vào vòng chung kết đã mang đến những màn “trình diễn” đặc sắc - đầy hứng khởi, tiếp thêm động lực cho nhiều sinh viên khác đang theo học ngành du lịch.
Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?

Năm Ất Tỵ 2025 thường được gọi là Xuất Huyệt Chi Xà (Rắn rời hang). Bé sinh năm này sẽ có mệnh Phú Đăng Hỏa. Tuổi Mậu Dần 1998 có nên sinh con năm 2025 không?
Xuân quê hương 2025: phong phú chuỗi sự kiện của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Xuân quê hương 2025: phong phú chuỗi sự kiện của cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 17/7, tại Hà Nội,Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản phối hợp với Hội người Việt Nam tại Fukuoka, Hội người Việt Nam tại Saitama, Nhật Bản, kênh VTC 10 tổ chức ra mắt Lễ ra mắt chuỗi sự kiện "Xuân quê hương 2025" tại Nhật Bản.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Tàu buồm 286-Lê Quý Đôn thăm, giao lưu với hải quân Indonesia

Ngày 17/7, tàu buồm 286-Lê Quý Đôn, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đến Surabayar, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với hải quân Indonesia kết hợp huấn luyện đi biển đường dài cho cán bộ, chiến sỹ, học viên trên tàu.
Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Nhiều địa phương quyết liệt trong chống khai thác IUU

Đoàn Thanh tra EC sẽ đến Việt Nam thực hiện đợt kiểm tra lần thứ 5 về khắc phục "Thẻ vàng" IUU. Trong thời gian này, nhiều địa phương trên cả nước như: Quảng Bình, Khánh Hòa, Kiên Giang đang triển khai các giải pháp chống khai thác IUU trong 2 tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8) để giữ vững những kết quả đã đạt được, đảm bảo không phát sinh các hành vi vi phạm IUU trong thời gian tới.
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
de nhung ky niem xua tao sinh trong hien tai va tuong lai
ho chi minh la bieu tuong cua hoa binh doc lap va tien bo xa hoi
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người ra nước ngoài định cư và thôi quốc tịch Việt Nam sẽ bị thu hồi căn cước công dân

Người Việt Nam khi ra nước ngoài định cư, nếu thôi quốc tịch Việt Nam thì căn cước công dân sẽ bị thu hồi; nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì sẽ không bị thu hồi căn cước công dân.
Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Từ 1/7 kiểm soát giấy tờ xe và người điều khiển qua VNeID có giá trị như kiểm tra trực tiếp

Thông tư Bộ Công an vừa ban hành quy định các thông tin giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định… đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) sẽ có giá trị như kiểm tra giấy tờ trực tiếp.
Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch từ ngày 1/7

Cấp căn cước cho người dưới 14 tuổi, công dân chưa đăng ký thường trú, tạm trú và cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là những điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7.
Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Từ ngày 1/7, BHXH thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã và đang tập trung các nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của ngành để sẵn sàng cho việc triển khai sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Thời tiết hôm nay 22/6: Nắng nóng ở miền Bắc dịu dần

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết miền Bắc hôm nay 22/6 tiếp tục giảm nhiệt, cao nhất phổ biến 31-34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Thời tiết hôm nay (19/6): có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 19/6 sẽ nắng nóng ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động