Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
16:24 | 29/12/2020 GMT+7

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm

aa
Miền Bắc chuẩn bị đón một đợt không khí lạnh cực mạnh, trong những ngày rét đậm trẻ em thường gặp phải những bệnh như cảm cúm, viêm phế quản... Bố mẹ cần làm gì để đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm?
Thời tiết từ ngày mai rét đậm, làm gì để giữ ấm cho trẻ?
Tin mới không khí lạnh: Tối nay Bắc Bộ bắt đầu rét đậm, có nơi 0 độ C

Những bệnh trẻ nhỏ thường gặp phải khi trời rét đậm

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Cảm cúm

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm
Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm

Triệu chứng của cảm cúm

Đầu tiên thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn.

Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh, đó là dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên và có thể dễ bị viêm phổi.

Xử trí:

Cho bé ăn các thực phẩm giàu giàu chất dinh dưỡng như: trứng gà, các chế phẩm từ đậu, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể.

Khi trẻ bị bệnh thường có sốt nên dễ mất nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.

Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ lạnh.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ giúp vệ sinh vùng mũi họng. Có thể thoa chút dầu khuynh diệp lên ngực và lưng trẻ giúp giữ ấm cơ thể, giảm ho và nghẹt mũi.

Luôn giữ ấm cho bé khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các bé mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Bé trên 6 tháng tuổi, thì có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

Lưu ý khi bé có dấu hiệu sốt cao, khó thở cần phải được đưa đi khám kịp thời.

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi là bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông hoặc thu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.

Xử trí:

Giữ ấm vùng mũi, cổ, đầu.

Hạn chế để trẻ ngoáy mũi, xoa mũi khi lạnh.

Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín giúp nhanh hồi phục.

Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày mẹ dùng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần nhỏ cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Viêm phổi

Biểu hiện:

Trẻ có biểu hiện ho, sốt, kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, mệt mỏi, suy hô hấp.

Để biết con mình có gặp vấn đề về phổi không, mẹ có thể đếm nhịp thở xem trẻ có thở nhanh, thở gấp không.

Đây là dấu hiệu quan trọng và dễ nhận biết nhất nếu bị viêm phổi. Cụ thể, trường hợp được cho là thở nhanh:

Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần trong một phút trở lên.

Trẻ từ 2 tháng đến một tuổi nhịp thở từ 50 lần trong một phút.

Trẻ từ một đến 5 tuổi thở từ 40 lần trong một phút.

Trẻ từ 5 tuổi trở lên nhịp thở từ 30 lần mỗi phút.

Xử trí:

Cần chú ý giữ ấm, tránh để bé bị lạnh, ẩm hay gió lùa.

Cần đưa bé đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Lưu ý không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Bệnh tiêu chảy

Không chỉ mùa hè, đây là loại bệnh trẻ trong tuổi từ 3 tới 24 tháng hay mắc phải vào mùa đông do virus Rota gây nên. Dù rằng dễ chữa, nhưng mẹ thường nhầm sang các bệnh khác như sốt cảm lạnh, mọc răng dẫn tới hậu quả trẻ bị mất nước trầm trọng.

Xử trí:

Đưa trẻ đi uống vacxin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi.

Đảm bảo trẻ ăn chín – uống chín

Tăng cường hệ miễn dịch qua dinh dưỡng.

Giữ vệ sinh cho bé: Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Sử dụng nguồn nước sạch.

Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.

Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.

Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm - Bệnh viêm đường hô hấp trên

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm

Bệnh viêm đường hô hấp trên là do virus Rhino, Corona, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV hoặc do liên cầu khuẩn tan nhóm máu A, influenzae, Haemophilus, phế cầu khuẩn gây ra. Bệnh được lây nhiễm bệnh do môi trường không sạch, nhiều khói bụi, ẩm thấp và do thời tiết lạnh.

Xử trí

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh; Giữ ấm cho con khi đi đường và khi ngủ; Không để con ở lâu ngoài trời lạnh; Với những trẻ còn bú mẹ cần giữ vệ sinh, bảo quản sữa mẹ không nhiễm khuẩn; Phải cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cho trẻ; Tránh yếu tố bụi, hơi nóng, môi trường ẩm thấp làm ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ.

Chăm sóc trẻ đúng cách trong thời tiết rét đậm

Giữ ấm cho trẻ

Trong những ngày đầu đời ở bé sơ sinh, bé chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt nên thường dễ bị nóng quá hay lạnh quá. Ở những ngày rét đậm, bé cần phải mặc thêm áo dài, áo liền quần, áo ấm hay áo len bên ngoài áo lót, mang tất, đội nón len cho bé. Đối với áo liền quần, đây là áo liền quần thích hợp cho các bé sơ sinh, dễ mặc, dễ cởi; giúp bé ấm áp vì che kín toàn thân, kể cả bàn chân do đó bạn không cần phải mang tất cho bé. Nếu không giữ ấm cho trẻ khi ngủ, thì trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp do nhiễm lạnh. Tránh đưa bé ra gió nhiều hay ngoài trời đang rét đậm, không nên giữ ấm quá mức cần thiết, sẽ gây trẻ bị nóng và rịn mồ hôi. Nếu có ra mồ hôi, nên lau khô, và điều chỉnh lại việc mặc áo cho trẻ, lý do mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.

Đối với trẻ lớn hơn, ngoài việc mặc áo ấm, cần lưu ý khi trẻ hoạt động nhiều, có ra mồ hôi nhiều thì phải dặn dò bé lau khô người trước khi tắm nước ấm.

Mùa đông tắm cho bé thế nào để không bị ốm?

Những bệnh cần đề phòng cho trẻ nhỏ khi trời rét đậm

Vào những ngày lạnh giá, rất nhiều người không dám tắm cho con vì sợ bé bị cảm lạnh, dễ ốm mà chỉ thay quần áo cho bé. Đây là việc làm sai vì nếu không được tắm rửa sạch sẽ thì bé rất khó chịu, quấy khóc và chậm lớn. Vì vậy dù trời lạnh, bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ ít nhất 2 ngày/lần, có như thế bé mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé có một vài điểm mẹ cần lưu ý: Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h - 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ 15-16h. Dù trời lạnh đến mức nào cũng không nên pha nước tắm cho con nóng quá. Điều này sẽ có hại cho làn da mỏng manh của bé. Nhiều bé khi thấy nước nóng quá, lần sau lại không dám xuống tắm nữa. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 330C đến 360C. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ. Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian từ 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé. Điều này khiến con dễ bị khô da hoặc gây bỏng cho con.

Ăn uống đủ chất

Việc ăn uống đủ chất rất cần thiết cho trẻ, vì giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông. Ăn uống nên là thức ăn hay nước uống ấm, dễ ăn, dễ tiêu. Khi ăn thức ăn nóng quá, trẻ có thể ra mồ hôi, cần lau khô cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước lạnh hay nước đá, dễ gây viêm họng.

Chơi và ngủ

Khi trẻ ngủ, nhớ mặc ấm, phòng ngủ thông thoáng không có gió lùa. Khi trẻ chơi cũng vậy, không chơi ở ban công hay sân thượng, ngoài sân, nên chơi trong phòng.

Phát hiện nhiều vụ mua bán giấy khám sức khỏe, giấy ra viện giả trên mạng xã hội Phát hiện nhiều vụ mua bán giấy khám sức khỏe, giấy ra viện giả trên mạng xã hội
Sức khỏe cả 3 tình nguyện viên tiêm vaccine COVID-19 đều tốt, tinh thần thoải mái Sức khỏe cả 3 tình nguyện viên tiêm vaccine COVID-19 đều tốt, tinh thần thoải mái
Sức khoẻ 3 người Việt Nam đầu tiên thử nghiệm vaccine COVID-19 ra sao? Sức khoẻ 3 người Việt Nam đầu tiên thử nghiệm vaccine COVID-19 ra sao?
Thạch Thảo (TH)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Sân bóng đá 7 người: Kích thước tiêu chuẩn hiện nay

Sân bóng đá 7 người: Kích thước tiêu chuẩn hiện nay

Sân bóng đá 7 người là một biến thể của bóng đá truyền thống, được chơi trên sân với kích thước nhỏ hơn và số lượng cầu thủ ít hơn. Được xem là một môn thể thao phổ biến và hấp dẫn, bóng đá 7 người đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người trẻ và người ham mê thể thao. Tuy nhiên, để có thể tổ chức một trận đấu bóng đá 7 người chất lượng, điều quan trọng là phải có một sân bóng đá 7 người đạt chuẩn về kích thước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kích thước tiêu chuẩn của sân bóng đá 7 người hiện nay.
Diện tích sân bóng đá 5 người thế nào là chuẩn?

Diện tích sân bóng đá 5 người thế nào là chuẩn?

Bóng đá là môn thể thao được yêu thích trên toàn thế giới và có rất nhiều hình thức chơi khác nhau, trong đó có sân bóng đá 5 người. Đây là một hình thức bóng đá nhỏ hơn và phù hợp với những người muốn tập luyện, thư giãn hoặc chơi giải đấu nhỏ. Nhưng để có thể chơi bóng đá 5 người hiệu quả và công bằng, kích thước sân cần phải được tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kích thước sân bóng đá 5 người và các yếu tố quan trọng khác liên quan đến sân này.
Món ngon Ninh Thuận 2024: Những đặc sản không thể bỏ qua khi đi du lịch Ninh Thuận

Món ngon Ninh Thuận 2024: Những đặc sản không thể bỏ qua khi đi du lịch Ninh Thuận

Món ngon Ninh Thuận gồm những món nào? Đến Ninh Thuận ăn gì để du khách không bao giờ quên hương vị nơi đây? Cùng tìm hiểu ngay trong bào viết này.
TOP 3 con giáp may mắn hái vàng hái bạc đúng dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

TOP 3 con giáp may mắn hái vàng hái bạc đúng dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5

Những con giáp may mắn nhất đúng dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 xướng tên ai? Những con giáp này gặp vận may gì mà phất lên nhanh như thế? Cùng tham khảo ngay trong bào viết dưới đây

Đọc nhiều

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã được gợi mở và đóng góp ý tưởng, mong muốn ...
Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Chiều ngày 23/4, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng (DAFO), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ thành phố Đà Nẵng đã có buổi tiếp ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
Xin chờ trong giây lát...
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Csaba Szabo: người mang ẩm thực Hungary tới Việt Nam
Lũy thép biên phòng toàn dân
Phiên bản di động