Nhóm quỹ ngoại tỷ USD hạ tỷ trọng MWG, không còn là cổ đông lớn của Thế Giới Di Động
Đổi "khẩu vị", Quỹ ngoại Dragon Capital đang săn đón những cổ phiếu nào ở Top dưới?
Săn đón và thâu tóm cổ phần nhiều doanh nghiệp trước khi niêm yết trên sàn, quỹ ngoại luôn khẳng định là nhà đầu tư lâu dài. Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu đạt đỉnh, các quỹ ngoại bắt đầu tìm cách thoái vốn, khiến giá cổ phiếu sau đó giảm mạnh, nhà đầu tư nhỏ lẻ khốn đốn.
|
Quỹ ngoại quy mô gần 19.000 tỷ đồng ghi nhận tháng 3 có hiệu suất tốt nhất trong 10 năm
Quỹ ngoại Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư tăng 8,5% trong tháng 3/2023, mức tốt nhất quỹ ghi nhận vào tháng 3 của quỹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán hồi phục.
|
Thêm một startup dược phẩm Việt nhận vốn đầu tư lớn từ quỹ ngoại
Buymed, đơn vị vận hành Thuocsi.vn vừa gọi vốn thành công 51,5 triệu USD ở vòng Series B, tiếp tục nối dài chuỗi huy động vốn thành công trong năm 2023 của startup Việt lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
|
Mới đây, Arisaig Asian Fund Limited, quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners quản lý, vừa thông báo đã bán ra 114 nghìn cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động vào ngày 14/11. Ước tính theo thị giá MWG đóng cửa ngày diễn ra giao dịch (41.500 đồng/cổ phiếu), quỹ ngoại này có thể thu về khoảng 5 tỷ đồng từ việc bán bớt cổ phiếu.
Sau giao dịch, Arisaig Asian Fund Limited đã giảm sở hữu tại MWG từ 50,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,458%) xuống còn 50,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,45%). Tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại liên quan cũng theo đó giảm từ 5,005% xuống còn 4,997% tương ứng 73 triệu cổ phiếu MWG – chính thức không còn là cổ đông lớn tại MWG.
Arisaig Partners là nhóm quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, quy mô hàng tỷ USD. Lựa chọn của nhóm chủ yếu là các doanh nghiệp đầu ngành, chiếm lĩnh thị phần lớn, có lợi thế cạnh tranh, nắm bắt công nghệ và mang lại lợi nhuận cao.
Quỹ ngoại này từng rất ưa thích cổ phiếu MWG, thậm chí phải mua gom từ các quỹ ngoại khác như Dragon Capital, Pyn Elite Fund,… Giao dịch thường được thực hiện thông qua phương thức thoả thuận qua VSD với mức chênh lệch (premium) lên đến 20% so với thị giá. Nhóm quỹ ngoại cũng nhiều lần khẳng định việc đầu tư dài hạn vào MWG và không có tư duy giao dịch cổ phiếu.
Tuy nhiên, gần đây nhóm quỹ ngoại này đã liên tục bán ra MWG, kể từ tháng 4/2023, quỹ ngoại này đã bán ròng tổng cộng hơn 52 triệu cổ phiếu MWG. Ngược lại, hai quỹ thành viên khác là Arisaig Global Emerging Market Fund (Singapore) Pte.Ltd và Mercer QIF Fund Public Limited Company ghi nhận mua ròng nhẹ. Tổng cộng, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm đã hạ xuống dưới ngưỡng 5% vốn như hiện nay.
Trước đó, ngày 1/11, nhóm quỹ Dragon Capital cũng đã bán ra hơn 4,1 triệu cổ phiếu MWG, giảm sở hữu của nhóm quỹ này tại MWG xuống còn 6,9%, tương ứng 101 triệu cổ phiếu.
Điều khiến các quỹ ngoại với ý định đầu tư dài hạn nhưng đã phải giảm tỷ lệ sở hữu MWG nhiều khả năng xuất phát từ kỳ vọng tăng trưởng của MWG.
Báo cáo tài chính quý III/2023 của MWG cho thấy, MWG tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, doanh thu đạt 30.287 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp tiếp tục bị thu hẹp xuống chỉ còn 15,3% so với mức 23% cùng kỳ năm ngoái và 18,5% trong quý trước.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, MWG báo lãi 37 tỷ đồng, giảm đến 96% so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của MWG giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống gần 87.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm gần 97%, xuống còn 78 tỷ đồng và mới thực hiện vỏn vẹn chưa đến 2% mục tiêu cả năm 2023 đề ra.
Trong báo cáo phân tích về MWG, Công ty Chứng khoán DSC kỳ vọng chuỗi Bách Hoá Xanh có thể đạt điểm hoà vốn trong năm 2023 và đóng góp lợi nhuận cho MWG trong năm 2024.
Dự phóng kết qủa kinh doanh của MWG, DSC cho rằng, tốc độ phục hồi với ngành bán lẻ nói chung và MWG nói riêng sẽ diễn ra tương đối chậm trong nửa đầu năm 2024 và kỳ vọng dần tăng tốc phục hồi trong giai đoạn cuối năm 2024.
Báo cáo của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đưa ra nhận định, chiến lược cạnh tranh về giá dường như vẫn chưa kết thúc khiến triển vọng lợi nhuận cả năm của MWG kém khả quan.
MWG, TCM, SMC, HAH, FCN, ST8, VC7, TTH: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.
|
Thế Giới Di Động loay hoay trong mô hình "cửa hàng tạp hoá" ?
Dù rất chịu khó thử nghiệm những mô hình mới nhưng Thế Giới Di Động cũng không ít lần phải “khai tử” những mô hình kinh doanh sau một thời gian hoạt động kém hiệu quả. Cuối cùng, “ông lớn” bán lẻ này vẫn phải quay về với mảng điện thoại di động, điện máy.
|
“Ông lớn” bán lẻ thận trọng với sức mua kém, ưu tiên quản trị dòng tiền
Dưới áp lực thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, sức mua không chỉ giảm đối với các mặt hàng công nghệ, điện máy mà còn có xu hướng giảm ở cả các hàng thiết yếu như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm…
|