Nhiều tiềm năng phát triển vận tải đường biển Việt Nam-Nga
Lợi thế lớn nhất của tuyến đường biển thẳng này là vấn đề thời gian. Ảnh: Báo Đầu tư |
Mặt hàng nhập khẩu từ Nga chủ yếu là xăng dầu, ô tô và linh kiện, máy móc thiết bị, phân bón, sắt thép..., trong khi Việt Nam chủ yếu xuất hàng nông, lâm, thủy sản, hàng tiểu thủ công nghiệp, dệt may, đồ gỗ mỹ nghệ. |
Tại Triển lãm công nghiệp quốc tế Việt - Nga lần thứ 5 “Expo - Russia Vietnam 2023”, diễn ra từ ngày 6-8/12 tại Hà Nội, ông Đinh Hoài Nam, Giám đốc công ty TNHH MBDA, thông tin, vận tải hàng hóa đường biển từ Việt Nam sang Liên bang Nga có thể đi theo tuyến đường thẳng hoặc đường vòng. Tuyến đường thẳng xuất phát từ cảng Hải Phòng hoặc cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh) tới Vladivostok hoặc St. Petersburg (Nga). Tuyến đường vòng quá cảnh qua Trung Quốc, Hàn Quốc tới Nga.
Theo ông Đinh Hoài Nam, lợi thế lớn nhất của tuyến đường biển thẳng này là vấn đề thời gian. Hàng hoá từ Việt Nam đi Vladivostok chỉ mất khoảng 10 - 15 ngày. Trong khi đó, thời gian vận chuyển bằng đường sắt mất khoảng 25 ngày và phụ thuộc vào phía Trung Quốc. Hàng hoá đông lạnh cũng không thể vận chuyển theo đường sắt.
Ông Đinh Hoài Nam khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng cường khai thác tuyến vận chuyển đa phương thức (đường sắt kết hợp đường biển giữa Việt Nam và Liên bang Nga, theo đó từ Moscow kết nối đường sắt đến Vladivostok rồi đi đường biển về các cảng biển của Việt Nam)… nhằm đa dạng hóa phương thức vận tải, tối ưu hóa chi phí logistics, gia tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, khai thác có hiệu quả lợi thế của từng bên.
Gian hàng Tập hàng FESCO tại Triển lãm Expo - Russia Vietnam 2023. Ảnh: BTC |
Theo Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông, năm 2022 - sau khi tuyến đường biển thẳng từ các cảng biển Việt Nam đến Vladivostok được mở ra, lượng hàng hoá từ Việt Nam xuất khẩu sang đây đã tăng 25%. |
Từ tháng 8/2022, Tập đoàn vận tải FESCO của Nga khai trương tuyến đường vận tải biển trực tiếp từ Vladivostok đến cảng Hải Phòng và cảng TP. HCM. Thời gian vận chuyển hàng hoá qua tuyến đường trực tiếp rút ngắn từ 9-12 ngày so với tuyến đường vòng. Điều đó đảm bảo cho hàng hóa được tươi nguyên - đặc biệt là các loại nông sản.
Ông Andrey Severilov, Chủ tịch Hội đồng quản trị FESCO cho biết: “Từ khi đưa vào hoạt động, công suất của tuyến vận tải biển đã tăng gấp 3 lần. Từ khi tuyến đường biển thường xuyên FESCO Vietnam Direct Line (FVDL) được đưa vào hoạt động từ 8/2022 đến nay, tập đoàn đã vận chuyển hơn 30.000 TEU (container 20 feet tiêu chuẩn) giữa Nga và Việt Nam”.
Theo ông Andrey Severilov, FESCO đã ký Ý định thư hợp tác với Cảng container quốc tế SP-ITC (Thành phố Hồ Chí Minh). Việc phát triển hợp tác với SP-ITC mở ra nhiều cơ hội mở rộng hoạt động của FESCO không chỉ tại Việt Nam mà còn tại khu vực Đông Nam Á.
Theo đó, FESCO đang xây dựng cảng Sài Gòn thành cảng trung chuyển hàng hóa tới các nước Đông Nam Á. Tập đoàn cũng đang xem xét tăng cường vận chuyển hai chiều thông qua cảng của Việt Nam đến các cảng ở Thái Lan, Philippines, Lào.
Giao lưu văn hóa gắn kết tình hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tại Đà Nẵng Chiều 26/11, tại Công viên APEC, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Đà Nẵng (DAFO), Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga TP Đà Nẵng phối hợp Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Liên bang Nga. Chương trình nhằm giới thiệu văn hóa Nga đến với nhân dân thành phố Đà Nẵng và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè Nga. |
Sinh viên Liên bang Nga và sinh viên Bà Rịa - Vũng Tàu giao lưu nhảy hiện đại Sáng 4/12, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Văn phòng phía Nam (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam), Hội hữu nghị Việt - Nga tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) tổ chức chương trình giao lưu nhảy hiện đại giữa đoàn sinh viên Liên bang Nga với sinh viên BVU. |