Trang chủ Gia đình Việt Tập tục
09:39 | 18/03/2019 GMT+7

Người Việt từng chỉ xưng hô tao - mày

aa
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng, người Việt từng có cách xưng hô phổ biến hai ngôi “tao” và “mày” duy nhất.
Không chỉ ở Việt Nam, phụ nữ châu Á nói chung đều đi học “nghệ thuật chăn gối” "Tứ đại đồng đường" Gia đình có hạnh phúc khi phụ nữ là “trụ cột”?

Người Việt sử dụng nhiều đại từ cho ba ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba, ví dụ: "tôi", "ta", "tao", "tớ", "mày", "anh", "em", "chị", "cô", "chú", "bác", "ông", "cụ", "nó"… Trong khi đó, các ngôn ngữ khác, đại từ nhân xưng đơn giản. Ví dụ, tiếng Anh có “I” và “you”, ngôi thứ ba có “he”, “she”, “it”, cũng số nhiều của ba ngôi đó. Tiếng Hán cũng có ba ngôi thông dụng: “ủa”, “nỉ” và “tha”.

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng, người Việt từng có cách xưng hô phổ biến hai ngôi “tao” và “mày” duy nhất. Nhận định này được ông nêu ra trong bài viết Tao mày in trong cuốn Nghệ thuật ngày thường tập 2.

Xưng hô "tao", "mày" từng phổ biến như thế nào?

“Nghe những người thiểu số nói chuyện, tôi thấy hai ngôi tao mày duy nhất cũng được dùng phổ biến, điều này cũng thấy cách đây ba bốn mươi năm ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào trong”, Phan Cẩm Thượng viết.

nguoi viet tung chi xung ho tao may
Bộ sách Nghệ thuật ngày thường.

Ngoài việc chênh lệch tuổi tác, có quan hệ họ hàng các ngôi vẫn phức tạp, nhưng với quan hệ bình thường, việc dùng “tao” và “mày”, nói là “tau” và “mi” rất phổ biến. Cha mẹ nói với con cái, anh em gần tuổi nói với nhau, đàn ông đàn bà cùng trang lứa… tất cả phổ biến là “mi” và “tau”.

Phan Cẩm Thượng cho rằng đó là ngữ âm cổ của người Việt, thấy khắp từ Thanh Hóa đến xứ Quảng. Ông nhận định: “Tôi nghi ngờ rằng vào một thời xưa nào đó người Việt cũng chỉ dùng phổ biến đại từ nhân xưng đơn giản tao và mày, rồi vì một lý do nào đó, thời nào đó, cách thức xưng hô thay đổi theo chiều hướng gia đình hóa cho tới hiện nay”.

Không chỉ là cách thức xưng hô phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, cách xưng hô nay đi vào văn bản. Phan Cẩm Thượng dẫn một văn bản tại hội nghị giải quyết những bất đồng liên quan đến thuật ngữ Kito giáo bằng tiếng Việt, do quyền Giám sát dòng Tên hai vùng Trung Nhật triệu tập tại Macao năm 1645.

nguoi viet tung chi xung ho tao may
Giáo sĩ Francisco de Pina.

Hội nghị đưa ra mô thức rửa tội bằng tiếng Việt có viết: “Tau rữa mâi nhân danh Cha ùa Con, ùa spirito santo” (tao rửa mày nhân danh Cha và Con, và spirit santo). Văn bản này có trong cuốn Dinh trấn Thanh Chiêm Quảng Nam (Đinh trọng Tuyến và Đinh Bá Truyền biên soạn).

Ở đây, việc xưng hô giữa cha xứ và con chiên được nói bằng hai ngôi “Tau” (tao) và “Mâi” (mi, mày). “Ngày nay, nếu một đức cha mà xưng mày - tao với con chiên trong nhà thờ thì quả là không ổn, nhưng điều đó cho thấy có thời việc xưng hô hai ngôi đơn giản là rất phổ biến ở Đàng Trong, nhất là xứ Quảng Nam, nơi cha Francisco de Pina được coi là người đầu tiên dùng chữ Latin phiên âm tiếng Việt”, Phan Cẩm Thượng viết.

Không chỉ trong văn bản của những người truyền giáo, việc xưng hô hai ngôi “mày”, “tao” còn lưu dấu trong nhiều văn bản lưu truyền trong dân gian. Phan Cẩm Thượng trong quá trình nghiên cứu, điền dã dân gian đã bắt gặp những văn bản như vậy.

Thầy chùa và Phật tử cũng xưng hô "mày", "tao"

Trong bản in khắc gỗ ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lực, được khắc bằng chữ Nôm và chữ Hán song song (khắc năm 1752), có những câu như: “Bây chừ mày trong phép tao, tuồng có duyên xưa”, nghĩa là: “Ngươi đã được theo học phép thuật của ta, dường như là có duyên từ trước”.

Hoặc câu: “Ngày hôm nay nghe, hợp bằng lòng mày thửa nguyện”, nghĩa là: “Hôm nay được nghe Kinh, như ngươi thường mong ước”. Hay câu: “Thầy rằng mày đã nên phép nhà tao” (Thầy nói rằng ngươi đã học được phép thuật của ta). "Tao đáp nhà mày một áng sức vậy" (Ta giúp nhà ngươi một sức vậy).

Văn bản này được coi là in khắc lại một văn bản từ thế kỷ 15. Nội dung đối thoại giữa sư Khâu đà la và cô đệ tử Man Nương, sau này Khâu Đà La vô tình bước qua Man Nương khi cô ngủ ngoài bậc cửa, nên cô động mình mà có thai. Nên trong văn bản có câu: “Tao cùng mày chưng ấy lăng, chẳng hay sao lỗi ắt lại” (Ta với nhà ngươi không có chuyện gì, chẳng hay lỗi ấy từ đâu ra)…

Điều đo cho thấy, cho đến năm 1752, việc xưng hô giữa thầy chùa và Phật tử cũng là “mày” và “tao”. Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng đặt giả thuyết, việc phiên âm chữ Nôm trong văn bản này cũng theo lối mới, nếu đúng ở thế kỷ 15, cách xưng hô lúc đó có lẽ vẫn là “tau” và “mâi”.

nguoi viet tung chi xung ho tao may
Tác giả Phan Cẩm Thượng.

Không chỉ lần theo những vết dấu trong cách xưng hô của người Việt cổ, nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng còn tìm cách lý giải vì sao lối xưng hô cũ đã đổi thay. Ngày nay, cách xưng “mày”, “tao” không còn là hai ngôi phổ biến duy nhất nữa, thay vào đó người Việt dùng những đại từ nhân xưng trong quan hệ gia đình đem ra xã hội.

“Người ta cho rằng, sau những cuộc chiến tranh ác liệt thời Trần và thời Lê với quân Nguyên Mông và quân Minh, người Việt phải đi sơ tán trong toàn quốc, người sơ tán và người địa phương phải coi nhau như người nhà, nên gọi nhau là anh em, chú bác, đồng bào”, Phan Cẩm Thượng đặt giả thuyết.

Thời Lê sơ bắt đầu coi trọng Nho giáo, lấy lễ nghĩa cương thường làm rường mối xã hội, quan hệ xã hội trở nên phức tạp dần và nhiều nghi lễ, tập tục, kết quả là một cách xưng hô mới trong tiếng Việt dần hình thành.

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cũng đánh giá ngôn ngữ là hiện tượng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, nó thay đổi, bổ sung và mất đi liên tục theo các trào lưu xã hội hàng ngày.

Nghệ thuật ngày thường là bộ sách hai tập, trong đó, tác giả dùng góc nhìn nghệ thuật để nói về vẻ đẹp trong những sinh hoạt, tập tục ngày thường của người Việt, từ đó cho thấy giá trị văn hóa dân gian.

Phan Cẩm Thượng (1957) là một nhà nghiên cứu văn hóa uy tín hàng đầu hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa dân gian của người Việt. Ông nghiên cứu nghệ thuật, từng dạy học, viết báo và viết sách về nghệ thuật.

Ông từng xuất bản những công trình mang tính hàn lâm, uy tín như Điêu khắc cổ Việt Nam, Đồ họa cổ Việt Nam, Điêu khắc Tây Nguyên, Chùa Dâu - Tứ Pháp, Chùa Bút Tháp… Những công trình này có tính nền tảng để dạy, học, mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.

XEM THÊM

nguoi viet tung chi xung ho tao may Từ "Việt Nam phong tục" nhìn lại phong tục Việt Nam

Ngoài giá trị tư liệu, khảo cứu đã được khẳng định suốt một thế kỷ qua, có thể xem công trình của Phan Kế Bính ...

nguoi viet tung chi xung ho tao may Những phong tục bình thường ở Việt Nam nhưng lại khiến khách nước ngoài sửng sốt

Việt Nam là đất nước nghìn năm văn hiến với nền văn hóa đậm tín ngưỡng phương Đông và có nhiều tập tục của đất ...

nguoi viet tung chi xung ho tao may 9 phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới, phong tục số 9 làm nhiều người thà ở vậy còn hơn

Đám cưới là ngày ý nghĩa nhất với nhiều cặp đôi. Nhưng với những phong tục cưới hỏi độc đáo, thậm chí là kinh dị ...

Theo Tần Tần
Nguồn: Zing

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Đắk Lắk bàn giao 15 bộ chiêng và 77 bộ trang phục truyền thống cho vùng đồng bào DTTS

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức bàn giao 15 bộ chiêng của dân tộc: Ê Đê, Mnông, Mường và 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS ở 11 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ

Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu.
Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hát Kiều Quảng Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều trên địa bàn các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn.
Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Clip khách Tây đẩy gậy kịch tính với chàng trại H'Mông tại Lễ hội Gầu tào

Đến Lào Cai dịp này, nhiều du khách nước ngoài thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc H’Mông trong lễ hội Gầu Tào.

Đọc nhiều

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc: Doanh nghiệp sẽ phát triển nếu các điểm nghẽn thể chế được tháo gỡ

Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV hiện đang xem xét những dự luật quan trọng về kinh tế, tác động trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp. Chính vì vậy, dư luận hiện đang rất hy vọng vào sự thay đổi này, để từ đó có thể tháo gỡ được những điểm nghẽn về thể chế như Tổng Bí thư Tô Lâm nêu lên. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc, Tư lệnh Binh đoàn 12, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn về nội dung trên.
Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Bộ đội biên phòng Việt - Lào tuần tra song phương bảo vệ biên giới

Từ ngày 21-22/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) tiến hành tuần tra song phương đoạn biên giới Việt Nam - Lào, từ mốc quốc giới 634 đến mốc quốc giới 637.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (23/11): Hà Nội trời rét, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 23/11 khu vực Bắc Bộ tiếp tục hạ nhiệt, vùng núi có nơi xuống dưới 15 độ. Trời rét về đêm và sáng sớm, ban ngày nắng hanh.
Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 30-60 triệu đồng cải tạo, sửa chữa và xây mới nhà ở

Người có công được hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà ở và được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa nhà ở.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động