Ngộ độc botulism nguy hiểm ra sao?
TP.HCM: 7 người nhập viện do ăn pate Minh Chay |
Sơn La: 37 vận động viên nhỏ tuổi nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm |
Cục An toàn thực phẩm cánh báo sản phẩm Pate Minh Chay có vi khuẩn Clostridium botulinum tuýp B. Ảnh: Internet |
Được biết, Botulinum là một chất độc tác động lên các dây thần kinh, do vi khuẩn Clostridium botulinum sản sinh ra trong quá trình phát triển. Loại vi khuẩn này sống trong môi trường không có không khí (yếm khí). Chúng có khả năng tự tạo ra bào tử, nằm lẫn trong đất cát. Khi có điều kiện thuận lợi, nhất là những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn được đóng hộp, thì các bào tử này sẽ tái hoạt động trở lại, sinh sản, phát triển và tạo ra botulinum.
Bệnh nhân có thể bị ngộ độc sau 12-36 giờ, thậm chí lâu hơn, nếu ăn phải các loại thức ăn nhiễm độc. Những người bị ngộ độc botulism từ thực phẩm có các triệu chứng diễn biến rất nhanh.
Khởi đầu, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, mất trương lực cơ lan dần khắp cơ thể. Ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Nhìn mờ, nhìn đôi
- Khô miệng
- Sụp mí mắt
- Khó nuốt và khó khăn khi nói
Các nội độc tố vi khuẩn có thể gây tê liệt thân thể, cánh tay, chân và hệ hô hấp. Các triệu chứng thường khởi phát sớm sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc, trong vòng từ 12 – 48 giờ.
Các triệu chứng ngộ độc ở trẻ sơ sinh có thể từ nhẹ cho tới nghiêm trọng, thường là:
- Táo bón
- Tiếng khóc nghe yếu ớt
- Mất biểu hiện trên khuôn mặt
- Giảm phản xạ nôn
- Ăn chậm
- Toàn thân trở nên yếu ớt
Thời gian ủ bệnh ở trẻ sơ sinh là từ 3 – 30 ngày sau khi tiếp xúc với bào tử vi khuẩn.
Ngộ độc botulinum là một bệnh cảnh vô cùng nguy hiểm. Khi bị liệt, dù điều trị tích cực, tình trạng này vẫn kéo dài vài tháng, có thể liệt không hồi phục. Thậm chí, bệnh nhân tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, bào tử vi khuẩn Clostridium botulinum còn có thể xâm nhập qua các vết thương ngoài da không được giữ sạch. Khi vết thương liền miệng tạo ra môi trường yếm khí, thì các bào tử có thể tái hoạt sản sinh ra chất độc botulinum dẫn tới ngộ độc.
Riêng với trẻ em, trong đường ruột của trẻ nhũ nhi, bào tử vi khuẩn này cũng có thể phát triển dù ăn phải thức ăn bị nhiễm bào tử không đóng hộp, gây ngộ độc.
Để phòng tránh ngộ độc botulism, việc chế biến thức ăn nên tuân thủ theo các hướng dẫn sau:
- Luộc, nấu thức ăn trong khoảng 10 phút đủ để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.
- Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm sắp có dấu hiệu hỏng.
- Loại bỏ những hộp thức ăn bị phồng lên do chúng có thể chứa khí sinh ra bởi C.botulinum.
Hiện tại chưa có vaccine đặc hiệu phòng ngộ độc botulism, do vậy biện pháp chủ yếu là phòng bệnh.
Ăn tối muộn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm |
Nguy hiểm khôn lường từ việc bố mẹ ép con phải ôm hôn người khác |