
Nghị viện châu Âu đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn
Tiêu chí trọng tâm của gói di cư vừa được thông qua là “đoàn kết và trách nhiệm."
Để giúp các nước châu Âu đang gặp áp lực di cư, các quốc gia thành viên khác của EU sẽ phải tham gia vào việc tái định cư những người xin tị nạn hoặc những người được hưởng sự bảo vệ quốc tế trên lãnh thổ của họ, hoặc lựa chọn hình thức khác là đóng góp tài chính hoặc cung cấp hỗ trợ hoạt động và kỹ thuật.
Những điều luật này bao gồm quy định mới nhằm giải quyết các tình huống khủng hoảng và bất khả kháng để thiết lập một cơ chế ứng phó với sự gia tăng đột ngột lượng người di cư và đảm bảo sự đoàn kết và hỗ trợ cho các quốc gia thành viên đang phải đối mặt với làn sóng đặc biệt của công dân nước thứ ba.
Những điều luật mới cũng đưa ra quy định rõ ràng về sàng lọc trước khi nhập cảnh - bao gồm nhận dạng, thu thập dữ liệu sinh trắc học cũng như kiểm tra sức khỏe và an toàn trong thời gian tối đa là 7 ngày, áp dụng các cơ chế giám sát độc lập để đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản, rút ngắn thời gian xử lý đơn xin tị nạn tại biên giới EU, lưu trữ dữ liệu về những người nhập cảnh EU một cách bất thường trong bộ cơ sở dữ liệu Eurodac.
![]() |
Người di cư đối mặt với nhiều rủi ro khi tham gia các hành trình trên biển (Ảnh minh họa: Reuters) |
Nghị viện EU cũng ủng hộ việc đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất mới cho tất cả các quốc gia thành viên liên quan đến việc công nhận tình trạng người tị nạn hoặc tình trạng cần được bảo vệ bổ sung. Đồng thời làm mới các tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề nhà ở, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ của người xin tị nạn.
Dự kiến, các quy định mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ năm 2026 và 27 nước thành viên EU sẽ có 2 năm để đưa ra những thay đổi tương ứng trong luật pháp quốc gia của mình.
Theo thông tin từ một số báo chí, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen bình luận điều này sẽ "bảo đảm biên giới châu Âu... đồng thời đảm bảo các quyền cơ bản" của người di cư, đồng thời nhấn mạnh: “Chúng ta phải là người quyết định ai sẽ đến Liên minh châu Âu và trong hoàn cảnh nào, chứ không phải những kẻ buôn lậu và buôn người."
Các chính phủ EU - phần lớn trong số đó đã phê duyệt thỏa thuận trước đó - cũng hoan nghênh kết quả này. Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng di cư của Hy Lạp, Dimitris Kairidis, đều gọi đây là "sự kiện lịch sử".
Trước đó, Ngày 26/3, Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) cho biết ít nhất 63.285 người đã thiệt mạng hoặc mất tích trên các tuyến di cư toàn cầu trong giai đoạn 2014-2023.
IOM công bố báo cáo liên quan Dự án Người di cư mất tích cho thấy đa phần ghi nhận các trường hợp thiệt mạng hoặc mất tích (28.854 người) trên tuyến Địa Trung Hải, tiếp đến là châu Phi và châu Á.
Gần 60% số người thiệt mạng được ghi nhận có liên quan đến đuối nước và hơn 33,3% số người di cư được xác định là đến từ các quốc gia xung đột, trong đó có Afghanistan, Syria, Ethiopia...
Dữ liệu của IOM cho thấy 2023 là năm nguy hiểm nhất đối với người di cư trong thập kỷ vừa qua khi có tới 8.541 người thiệt mạng, một phần do số người chết đuối ở Địa Trung Hải tăng mạnh.
Tin bài liên quan

Phát huy sức mạnh kiều bào trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - EU

EU trấn áp Big Tech: Liệu ông Trump có tung "đòn thuế quan" đáp trả?

Ba Lan bắt đầu thủ tục phê chuẩn nội bộ Hiệp định EVIPA giữa EU và Việt Nam
Các tin bài khác

Các quốc gia hỗ trợ Myanmar cứu hộ cứu nạn sau động đất

Động đất ở Myanmar, Thái Lan: Sự sống nảy sinh từ trong cái chết

Các quốc gia khuyến cáo công dân, khách du lịch khi tới Myanmar và Thái Lan

Thế giới chung tay hỗ trợ Myanmar và Thái Lan sau động đất
Đọc nhiều

Dự án của WVI góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, trẻ em ở Thanh Hóa

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực

30/4 trong ký ức bạn bè quốc tế

Đồng bào dân tộc Khmer đóng góp thiết thực vào sự phát triển của thành phố Cần Thơ
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quân y Việt - Trung khám, chữa bệnh cho người dân biên giới hai nước

Sĩ quan, cán bộ trẻ Việt - Trung cùng xây dựng biên giới hòa bình, ổn định

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 diễn ra từ ngày 16 - 17/4
Multimedia

[Infographics] Phá lấu, thắng cố vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam
