Nam sinh không ngại tiếp cận rắn độc để cứu người
Bà Supriya Sahu - Tổng thư ký Bộ Môi trường và biến đổi khí hậu Ấn Độ, thứ 3 từ phải sang, trao tặng Giải thưởng Golden Jubilee cho Raphael, thứ 2 từ phải sang. |
Theo Deccan Herald, mỗi năm có khoảng 5 triệu người bị rắn cắn trên khắp thế giới. Trong đó có khoảng 81 ngàn đến 138 ngàn người chết. Riêng Ấn Độ chiếm hơn 70%, với khoảng 58.000 người chết mỗi năm. Nguyên nhân khiến Ấn Độ trở thành một trong những nơi có tỉ lệ rắn cắn cao nhất toàn cầu do: dân số sống trên các cánh đồng nông nghiệp, khi bị rắn cắn họ không được đưa đi cấp cứu kịp thời, mà phó mặc vào những thầy lang trong vùng v.v… |
Lan tỏa tri thức sẽ hạn chế những cái chết thương tâm từ rắn độc là điều Raphael đã thực hiện khi viết quyển sách có tựa đề là “Phòng chống rắn cắn - 4 loài rắn độc phổ biến ở Ấn Độ: Ngăn ngừa tử vong - tàn tật - dị dạng”. Với quyển sách này, Rapael được bà Supriya Sahu - Tổng thư ký Bộ Môi trường và biến đổi khí hậu Ấn Độ trao tặng Giải thưởng Golden Jubilee, giải thưởng được Hiệp hội học đường quốc tế thành lập năm 1973.
Để viết được quyển sách này, từ khi lên 8 tuổi, Raphael đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về loài bò sát này. Cậu cũng tham gia những khóa học và biết rằng có rất nhiều người thiệt mạng vì bị rắn cắn. Đặc biệt, từ khóa học tại Công viên rắn Chennai, Raphael đã được các chuyên gia điều trị rắn cắn truyền cảm hứng tiếp nối công việc của họ.
Raphael đã đến Irulas, bộ tộc được biết đến với những kiến thức cổ xưa và sâu rộng về các loài rắn ở miền Nam Ấn Độ để tìm hiểu về rắn. Bên cạnh đó, cậu đã đi hơn 350km từ Chennai đến Nagapattinam để gặp trực tiếp các nạn nhân và gia đình của họ để tìm hiểu về cách điều trị.
Qua tìm hiểu thực tế, Raphael nhận ra rằng có 4 loài rắn độc phổ biến nhất ở Ấn Độ là: rắn hổ mang, cạp nong, hổ bướm và rắn lục cân. Cứ 10 ca bị rắn độc cắn chết thì có đến 9 ca là do một trong những loài rắn trên gây ra.
Bên cạnh viết sách, Raphael cũng đã thực hiện các video nâng cao nhận thức bằng tiếng Tamil, về những điều nên làm và không nên làm, sơ cứu và điều trị rắn cắn được phát trong bệnh viện Ponneri, bang Tamil Nadu, Ấn Độ.
Raphael và quyển sách đầu tay của cậu |
Theo Bác sĩ Jeremy Lindley, Giám đốc Khoa cấp cứu, bệnh viện Ascension St. Vincent, Mỹ khi bị rắn cắn nên: - Để nạn nhân nằm xuống. - Cởi bỏ quần áo, trang sức chật. - Rửa vết thương bằng xà phòng và nước. - Băng bó vết thương một cách hợp lý. - Cần hỗ trợ chăm sóc y tế ngay lập tức (đưa nạn nhân đi cấp cứu nhanh nhất có thể). Bà Lindley khuyên nạn nhân không nên thắt garô, cắt vết thương hoặc hút nọc độc hoặc chườm nước đá… |