"Nam nữ thụ thụ bất thân" - quan niệm cũ chỉ còn trong sách vở?
Tại sao có tục mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? |
Giới trẻ bây giờ nếu nghe thấy câu "nam nữ thụ thụ bất thân" kèm lời giải nghĩa chắc sẽ cười ồ vì quan niệm lỗi thời và khó hiểu này. Câu nói này phổ biến từ thời phong kiến, hàm ý trong mối quan hệ nam nữ, dù có tình cảm hay chưa cũng vẫn phải giữ ý tứ và khoảng cách, tuyệt đối không được có những cử chỉ thân mật, một cái chạm tay cũng là điều cấm kỵ.
Hai chữ "thụ thụ" trong câu nói trên có nghĩa trái ngược nhau. Chữ "thụ" đầu tiên là "trao cho", chữ "thụ" thứ hai mang nghĩa "nhận". Nghĩa đen của câu nói này là nam nữ ngày xưa trao cho nhau cái gì, nhận của nhau cái gì, đều không được trao tận tay, sợ ra hiệu với nhau điều gì đó.
Lễ giáo phong kiến khắt khe đến mức nam nữ muốn mời nhau ăn trầu, thì người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, người kia tự lấy mà ăn. Một cái chạm tay dù vô ý cũng bị người khác đánh giá là cử chỉ không đúng đắn. Thời xưa, đàn ông có thái độ suồng sã sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xã hội dèm pha thì khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. Bởi vậy, thời xưa người ta rất ghi nhớ câu nói "nam nữ thụ thụ bất thân", luôn coi đó là lời nhắc nhở phải giữ gìn danh tiếng và trinh tiết.
Ngày nay, câu nói "nam nữ thụ thụ bất thân" có lẽ chỉ còn xuất hiện trong sách vở. Tuy nhiên quan niệm trai gái mới quen nhau không nên có cử chỉ thân mật vẫn được ủng hộ. Giới trẻ ngày nay khi yêu nhau có thể thoải mái tìm hiểu và có những động chạm thể xác mà không sợ bị đánh giá, bị "mang tiếng".
Xem thêm:
Tại sao có tục mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? Tục lệ mẹ cô dâu kiêng không đưa dâu đã có từ rất lâu đời, từ thời phong kiến. Cho đến ngày nay, nhiều địa ... |
"Tóc thề" là mái tóc như thế nào? "Tóc thề" gợi sự liên tưởng đến sự thủy chung, son sắt. Có lẽ vì từ "thề" trong "tóc thề" đồng âm với "thề hẹn". ... |
Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ... |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |